Phòng Quản lý đô thị trực thuộc Quận, Huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những đơn vị nào? Địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc ra sao? Chức năng, vị trí, nhiệm vụ và tất cả những thông tin liên quan sẽ được Nhà Đất Hoàng Việt cập nhật đầy đủ chi tiết qua bài viết dưới đây.
Contents
Thông tin danh sách phòng quản lý đô thị Quận, huyện trực thuộc TPHCM
Phòng Quản lý Đô thị (hay còn gọi là Phòng Kinh tế và Hạ tầng ở một số địa phương) là một cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện, giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạo, quản lý và phát triển đô thị một cách bền vững.Với chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực như quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, nhà ở,…
Danh sách địa chỉ, số điện thoại phòng đô thị Quận, Huyện trực thuộc TPHCM
Phòng Quản lý Đô thị | Địa Chỉ | Điện thoại liên hệ |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 1 | 47 Lê Duẩn,Phường Bến Nghé , Quận 1 | 02838279446 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 3 | 99 Trần Quốc Thảo, Quận 3 | 02839326868 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 4 | 42 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4 | 02839432389 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 5 | 203 An Dương Vương,Quận 5 | 02838550686 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 10 | 474 Đường 3 Tháng 2, P14, Quận 10 | 02838655907 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận Bình Thạnh | 6 Phan Đăng Lưu, P14, Quận Bình Thạnh | 02838417910 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận Phú Nhuận | 159 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận | 02838455009 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 6 | 107 Cao Văn Lầu, Phường 1, Quận 6 | 02838552700 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 7 | 7 Tân Phú, Phường Tân Phú, Quận 7 | 02837851969 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 8 | 4 Dương Quang Đông, P5, Quận 8 | 02854315282 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 11 | 270 Bình Thới, Phường 10, Quận 11 | 02838581058 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận 12 | 1 Lê Thị Riêng, KP3, Quận 12 | 02839826312 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận Tân Bình | 387A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình | 02854341501 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận Tân Phú | 70A Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú | 02854088337 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận Bình Tân | 521 Kinh Dương Vương, P An Lạc, Quận Bình Tân | 02838750307 |
Phòng Quản lý Đô thị Quận Gò Vấp | 572 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp | 02838941929 |
Phòng Quản lý Đô thị Thành Phố Thủ Đức | 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành Phố Thủ Đức | 02837470124 |
Phòng Quản lý Đô thị Huyện Bình Chánh | 349 Tân Túc, Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh | 02837602139 |
Phòng Quản lý Đô thị Huyện Cần Giờ | Lương Văn Nho, KP.Giồng Ao, Thị Trấn Cần Thạnh, Huyện Cần Giờ | 02838740517 |
Phòng Quản lý Đô thị Huyện Củ Chi | Tỉnh lộ 8 Khu phố 7, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi | 08238920514 |
Phòng Quản lý Đô thị Huyện Hóc Môn | 01 Lý Nam Đế, Thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn. | 02838910455 |
Phòng Quản lý Đô thị Huyện Nhà Bè | 330 Nguyễn Bình ấp 1, Xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè | 02837828492 |
Thời gian làm việc
Thời gian làm việc của Phòng Quản lý Đô thị thường là từ thứ Hai đến thứ Sáu, thứ Bảy làm việc buổi sáng trong giờ hành chính, cụ thể là:
- Buổi sáng: Từ 7:30 hoặc 8:00 đến 11:30 hoặc 12:00.
- Buổi chiều: Từ 13:00 hoặc 13:30 đến 16:30 hoặc 17:00.
Tuy nhiên, thời gian làm việc cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng địa phương và quy định của từng cơ quan. Để biết chính xác thời gian làm việc của một Phòng Quản lý Đô thị cụ thể, bạn có thể liên hệ trực tiếp với họ hoặc tra cứu thông tin trên trang web chính thức của cơ quan đó.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Quản lý đô thị trực thuộc TPHCM
Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, Thành Phố thuộc tỉnh; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thành Phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, quận, Thành Phố, Thành Phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng; Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc UBND tỉnh, Thành Phố trực thuộc trung ương và UBND huyện, quận, Thành Phố thuộc tỉnh, Thành Phố trực thuộc trung ương; Phòng Quản lý đô thị có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Vị trí, chức năng
1. Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND Thành Phố quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải trên địa bàn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của UBND Thành Phố HCM và theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Quản lý đô thị có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND Thành Phố; chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND Thành Phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải).
Nhiệm vụ và quyền hạn
Về lĩnh vực thuộc ngành xây dựng
1. Trình UBND Thành Phố Hồ Chí Minh: dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực xây dựng; dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý đô thị.
2. Trình Chủ tịch UBND Thành Phố dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành Phố theo phân công.
3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án và các văn bản khác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
4. Tham mưu, giúp cho UBND Thành Phố trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh.
5. Tham mưu, giúp UBND Thành Phố thực hiện lập quy chế quản lý kiến trúc, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị theo phân công, phân cấp và ủy quyền của UBND cấp tỉnh, cấp Thành Phố.
6. Tham mưu, giúp UBND Thành Phố thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh.
7. Thực hiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
8. Tham mưu, giúp UBND Thành Phố lập chương trình phát triển đô thị; phối hợp trong quá trình lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị; tham gia lập đề án công nhận đô thị loại V trên địa bàn.
9. Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND Thành Phố phê duyệt, hoặc tổ chức lập để UBND Thành Phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
10. Tham mưu, giúp UBND Thành Phố trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở, công sở trên địa bàn.
11. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý kiến trúc, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn theo phân cấp.
12. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy định về hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh, cấp Thành Phố.
13. Tham mưu, giúp UBND Thành Phố quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
14. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
15. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.
16. Kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật lĩnh vực quản lý của Phòng, báo cáo UBND Thành Phố xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND Thành Phố.
17. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND Thành Phố, Sở Xây dựng và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND Thành Phố.
19. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND Thành Phố.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBND Thành Phố, Chủ tịch UBND Thành Phố và theo quy định của pháp luật.
Về lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải
1. Trình UBND Thành Phố
a) Dự thảo quyết định; quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn;
b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Quản lý đô thị;
c) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn;
d) Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh;
đ) Dự thảo quyết định phân loại đường huyện, đường xã theo quy định của pháp luật.
2. Trình Chủ tịch UBND Thành Phố dự thảo các văn bản về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND Thành Phố theo phân công.
3. Tổ chức thực hiện và theo dõi thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các văn bản khác về giao thông vận tải sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do cấp Thành Phố chịu trách nhiệm quản lý.
5. Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo của UBND Thành Phố.
7. Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không xảy ra trên địa bàn.
8. Giúp UBND Thành Phố thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của Phòng Quản lý đô thị theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND Thành Phố.
9. Giúp UBND Thành Phố quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng Quản lý đô thị theo quy định của pháp luật.
10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giao thông vận tải cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
11. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND Thành Phố.
12. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về giao thông vận tải và các dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
13. Báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND Thành Phố và Sở Giao thông vận tải.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế công chức; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND Thành Phố.
15. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng Quản lý đô thị theo quy định của pháp luật và phân công của UBND Thành Phố.
16. Thực hiện nhiệm vụ khác về giao thông vận tải do UBND Thành Phố giao hoặc theo quy định của pháp luật./.
Tầm quan trọng của Phòng Quản lý Đô thị
Phòng Quản lý Đô thị đóng vai trò then chốt trong việc hình thành và phát triển đô thị một cách bền vững. Các hoạt động của Phòng Quản lý Đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân, bộ mặt đô thị và sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Kiến tạo không gian đô thị hiện đại, văn minh: Thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chính sách về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc,… Phòng Quản lý Đô thị góp phần kiến tạo một không gian đô thị hiện đại, văn minh, đáp ứng nhu cầu sống và làm việc của người dân.
Đảm bảo sự phát triển bền vững: Phòng Quản lý Đô thị có trách nhiệm đảm bảo sự phát triển đô thị một cách bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: Thông qua việc quản lý, phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, nhà ở,… Phòng Quản lý Đô thị góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc.
Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội: Một đô thị được quy hoạch tốt, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Tổng kết
Phòng Quản lý Đô thị trực thuộc UBND Quận Huyện TPHCM đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh và bền vững. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Phòng Quản lý Đô thị cần không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường sự phối hợp và huy động sự tham gia của cộng đồng. Sự phát triển của đô thị phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực và đóng góp của Phòng Quản lý Đô thị. Nếu bạn cần liên hệ các phòng ban liên quan có thể gọi số điện thoại trên bài viết nhé.
XEM THÊM:
Bài viết liên quan: