Thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cập nhật mới nhất

Thông tin chi tiết về Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Tài nguyên và Môi trường ( TN&MT) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chuyên thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo và các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Hãy cùng Nhà Đất Hoàng Việt tìm hiểu tất cả thông tin liên quan đến Sở TNMT TPHCM cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cập nhật mới nhất
Thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cập nhật mới nhất

Địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc Sở TNMT TP Hồ Chí Minh

– Địa chỉ: Số 63 Đường Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

– Điện thoại: (028) 3829 3653 – Đường dây nóng: (028)3829 0568

– Fax: (028) 3823 1806

– Email: stnmt@tphcm.gov.vn

– Thời gian làm việc:

Giờ làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 12h

Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h30 đến 17h

Danh sách địa chỉ phòng TNMT trực thuộc TPHCM cập nhật mới nhất

Hiện nay, Nhadathoangviet.com xin gửi tới bạn danh sách Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc được cập nhật mới và chính xác nhất.

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 7

Địa chỉ: Số 7 Tân Phú, Phường Tân Phú, Quận 7

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 12

Địa chỉ: Số 95 Lê Thị Riêng, Tân Thới An, Quận 12

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 1

Địa chỉ: Số 69-71 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 3:

Địa chỉ: Số 99 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 4:

Địa chỉ: Số 46 Hoàng Diệu, Phường 12, Quận 4

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 5:

Địa chỉ: Số 23 Huỳnh Mẫn Đạt, Phường 5, Quận 5

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 6:

Địa chỉ: Số 20 Phạm Đình Hổ, Phường 01, Quận 6

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 8:

Địa chỉ: Số 4 Đường 1011 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 10:

Địa chỉ: Số 474 Đường 3 Tháng 2, Phường 14, Quận 10

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận 11:

Địa chỉ: Số 535 Bình Thới, Phường 10, Quận 11

Phòng Tài nguyên và môi trường Thành phố Thủ Đức:

Địa chỉ 1: Số 10 Tagore, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức

Địa chỉ 2: 56 Đặng Như Mai, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ 3: 46 Thống Nhất, Bình Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận Gò Vấp:

Địa chỉ: Số 322 Quang Trung, Phường 11, Gò Vấp

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ: Số 6 Phan Đăng Lưu, Phường 14, Quận Bình Thạnh

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận Tân Bình:

Địa chỉ: Số 387A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận Tân Phú:

Địa chỉ: Số 70A Thoại Ngọc Hầu, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân phú

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận Bình Tân:

Địa chỉ: Số 521 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân

Phòng Tài nguyên và môi trường Quận Phú Nhuận:

Địa chỉ: Số 11 Lê Quý Đôn, Phường 14, Quận 3

Phòng Tài nguyên và môi trường Huyện Củ Chi:

Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Văn Khạ, Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi

Phòng Tài nguyên và môi trường Huyện Hóc Môn:

Địa chỉ: Số 01 Lý Nam Đế, Thị Trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn

Phòng Tài nguyên và môi trường Huyện Bình Chánh:

Địa chỉ: Số 349 Tân Túc, Thị Trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh

Phòng Tài nguyên và môi trường Huyện Nhà Bè:

Địa chỉ: Số 330 Nguyễn Bình, Phú Xuân, Nhà Bè

Phòng Tài nguyên và môi trường Huyện Cần Giờ

Địa chỉ: Đào Cử, TT. Cần Thạnh, Cần Giờ

Lịch sử hình thành

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 121/2003/QĐ-UB ngày 18/7/2003 của Ủy ban Nhân dân Thành phố trên cơ sở bộ máy tổ chức thuộc lĩnh vực địa chính của Sở Địa chính – Nhà đất và tiếp nhận các tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Sở Công nghiệp và Sở Giao thông Công chính.

Các mốc thời gian gắn liền với lịch sử thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường như sau:

*  Năm 1976: Phòng Quy hoạch và Quản lý ruộng đất thuộc Sở Nông nghiệp thành phố.

*  Năm 1981: thành lập Ban Quản lý ruộng đất

*  Năm 1993: Đổi tên thành Ban Quản lý đất đai

*  Năm 1994: Đổi tên thành Sở Địa chính

*  Năm 1998: Sáp nhập với Sở Nhà đất thành Sở Địa chính – Nhà đất

*  Tháng 7 Năm 2003: thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thông tin ban giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM

1. Ông: Nguyễn Toàn Thắng 

* Chức vụ:  Giám đốc Sở

* Điện thoại cơ quan: 38.256.662

* Email: ntthang.stnmt@tphcm.gov.vn

2. Bà: Nguyễn Thị Thanh Mỹ 

* Chức vụ:  Phó Giám đốc Sở

* Điện thoại cơ quan: 38.256.663

* Email: nttmy.stnmt@tphcm.gov.vn

3. Ông: Võ Trung Trực

* Chức vụ:  Phó Giám đốc Sở

* Điện thoại cơ quan: (Đang cập nhật)

* Email: vttruc.stnmt@tphcm.gov.vn

4. Ông: Trần Văn Bảy

* Chức vụ:  Phó Giám đốc Sở

* Điện thoại cơ quan: (Đang cập nhật)

* Email: tvbay.stnmt@tphcm.gov.vn

5. Ông: Huỳnh Văn Thanh

* Chức vụ:  Phó Giám đốc Sở

* Điện thoại cơ quan: (Đang cập nhật)

* Email: hvthanh.stnmt@tphcm.gov.vn

Căn cứ Thông tư sô 05/2021/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cơ cấu tổ chức và biên chế Sở TNMT TPHCM

Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức

a) Sở Tài nguyên và Môi trường có Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc;

b) Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố bầu, là người đứng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố và Quyết định phân công công tác đối với thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố.

c) Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

d) Việc bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách khác đối với Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Các phòng, ban chuyên môn trực thuộc

Hiện nay theo Nhà Đất Hoàng Việt nắm thông tin, các phòng ban trực thuộc Sở TN&MT Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Pháp chế;
d) Phòng Kế hoạch – Tài chính;
đ) Phòng Quản lý đất;
e) Phòng Kinh tế đất;
g) Phòng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
h) Phòng Tài nguyên nước, Khoáng sản và Biển, đảo;
i) Phòng Quản lý chất thải rắn;
k) Phòng Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;
l) Phòng Đo đạc, bản đồ và viễn thám;

3. Chi cục và tổ chức tương đương: Chi cục Bảo vệ môi trường.

4. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

a) Trung tâm Phát triển quỹ đất;

b) Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố;

c) Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường;

d) Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường;

đ) Trung tâm Đo đạc bản đồ;

e) Trung tâm Kiểm định bản đồ và Tư vấn tài nguyên và môi trường;

g) Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải Thành phố;

h) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

i) Quỹ Bảo vệ môi trường Thành phố.

=> Đo đạc là gì? Tất tần tật về đo đạc bản đồ

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

Vị trí và chức năng

1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân Thành phố), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; chất thải rắn; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ, viễn thám; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo và các dịch vụ công về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có tên giao dịch bằng tiếng Anh là DEPARTMENT OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT OF HO CHI MINH CITY (viết tắt là DONRE HCMC).

Trụ sở làm việc của Sở Tài nguyên và Môi trường đặt tại số 63 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân Thành phố

a) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi, thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân Thành phố;

b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm, các chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tài nguyên và môi trường sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.

4. Quản lý, tổ chức giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng chứng chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

5. Về đất đai

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng nội dung phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất của thành phố Thủ Đức và quận, huyện trong quy hoạch Thành phố; kế hoạch sử dụng đất của Thành phố;

b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;

c) Chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quy định hạn mức giao đất, công nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự khai phá đất để sản xuất nông nghiệp; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân; diện tích tối thiểu được tách thửa và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về đất đai đối với từng loại đất;

d) Tổ chức thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo thẩm quyền; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện việc trưng dụng đất theo quy định;

đ) Thực hiện việc Văn phòng đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo thẩm quyền và theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, ký hợp đồng thuê đất; lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư theo quy định;

e) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn kiểm tra việc điều tra đánh giá tài nguyên đất; điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất đai; lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính; thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai;

g) Chủ trì việc tổ chức xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân Thành phố quy định; lập bản đồ giá đất;

h) Chủ trì việc tổ chức xác định giá đất cụ thể làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định;

i) Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai ở Thành phố và tích hợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia;

k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật;

l) Kiểm tra và tổ chức thực hiện việc phát triển quỹ đất; quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định;

m) Theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai của địa phương theo quy định của pháp luật.

6. Về tài nguyên nước

a) Lập và tổ chức thực hiện phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra trong quy hoạch cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; lập và thực hiện kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

b) Khoanh định vùng hạn chế, vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, vùng cần bổ sung nhân tạo, ngưỡng khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của Thành phố; xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của Thành phố;

d) Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền; lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nguồn nước phục vụ cung cấp nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; tổ chức điều tra, đánh giá quan trắc, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, xói lở lòng, bờ, bãi sông;

đ) Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép vê tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyên khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyên; thẩm định hồ sơ phê duyệt, điêu chỉnh, truy thu, hoàn trả tiên cấp quyên khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

e) Tổ chức điêu tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước theo phân cấp; kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên nước trên địa bàn; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điêu tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn Thành phố;

g) Tổ chức điêu tra, đánh giá, xác định và trình công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh và các sông suối không thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, lưu vực sông nội tỉnh mà có hồ chứa hoặc đã được quy hoạch xây dựng hồ chứa có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép sử dụng tài nguyên nước;

h) Tổ chức điêu tra, đánh giá sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh; công bố nguồn nước không còn sức chịu tải; lập danh mục nguồn nước nội tỉnh; danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp theo quy định;

i) Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;

k) Tổ chức lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; xác nhận vê thời gian công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải ngừng khai thác theo thẩm quyên;

l) Giải quyết các vấn đê phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điêu phối, giám sát đối với lưu vực sông nội tỉnh;

m) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quy định vê mức thu tiên sử dụng khu vực biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Vê tài nguyên khoáng sản, địa chất

a) Khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực không đấu giá quyên khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyên cấp phép của Ủy ban nhân dân Thành phố; đê xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân Thành phố sau khi được phê duyệt;

b) Lập phương án thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của Thành phố theo quy định; kịp thời phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện có thông tin khoáng sản mới; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân Thành phố;

c) Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản; hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ; hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản;

d) Tổ chức tiếp nhận, tính, thẩm định, trình phê duyệt hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, hồ sơ xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân Thành phố;

đ) Tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết việc khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

e) Tổ chức thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản đối với các khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

8. Về môi trường

a) Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố; thẩm định hồ sơ cấp giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho thuê mẫu vật của loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm định hồ sơ cấp giấy phép nuôi trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

c) Tổ chức quản lý, kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn theo quy định của pháp luật, gồm: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường; tiếp nhận, xử lý số liệu quan trắc tự động liên tục đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; kiểm tra, giám sát hoạt động quan trắc định kỳ đối với nguồn thải, nguồn ô nhiễm; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý theo quy định;

d) Tổ chức điều tra, đánh giá, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án xử lý ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức xây dựng phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học lồng ghép vào quy hoạch Thành phố; tổ chức điều tra, đánh giá, lập danh mục, dự án thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, cảnh quan sinh thái quan trọng, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tổ chức biện pháp bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen các loài bản địa, loài có giá trị tại địa phương; quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen theo quy định của pháp luật; kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; tổ chức kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; tổ chức thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học cấp tỉnh; lập hồ sơ đề cử công nhận và thực hiện chế độ quản lý các danh hiệu quốc tế về bảo tồn (khu Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới);

e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; cải tạo phục hồi môi trường sau sự cố theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường, thực hiện quan trắc môi trường, thông tin về chất lượng môi trường, cảnh báo về ô nhiễm môi trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức xây dựng, quản lý dữ liệu, thông tin và xây dựng báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật; tham mưu tổ chức thực hiện các chỉ tiêu thống kê môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, đề án, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định của pháp luật;

i) Tổ chức xác định thiệt hại đối với môi trường; yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

k) Tổng hợp nhu cầu kinh phí sử dụng nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện, gửi Sở Tài chính để cân đối trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường sau khi được phê duyệt theo quy định của pháp luật;

l) Tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương theo phân công và theo quy định của pháp luật;

m) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên thành phố Thủ Đức và quận, huyện trên địa bàn Thành phố và công tác khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

9. Về quản lý chất thải rắn

a) Tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng, bùn thải, bùn bể phốt, chất thải nguy hại, các khu xử lý chất thải tập trung, chất thải nhựa đại dương, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần, địa táng, hỏa táng, nhà vệ sinh công cộng, công tác vớt chất thải rắn trên kênh, rạch, trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và triển khai thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, quy định pháp luật, cơ chế chính sách vê chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng, bùn thải, bùn bể phốt, chất thải nguy hại, các khu xử lý chất thải tập trung, chất thải nhựa đại dương, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần, địa táng, hỏa táng, nhà vệ sinh công cộng, công tác vớt chất thải rắn trên kênh, rạch, trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu trên địa bàn Thành phố;

c) Ban hành quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh đô thị công tác quét dọn vệ sinh, thu gom, vận chuyển, vận hành trạm trung chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để làm cơ sở tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ công ích theo quy định pháp luật. Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và hướng dẫn, tổ chức thực hiện định mức kinh tế, kỹ thuật thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định pháp luật. Điêu phối khối lượng chất thải rắn sinh hoạt vê các trạm trung chuyển liên quận huyện, các khu xử lý chất thải tập trung;

d) Ban hành quy định kiểm tra, giám sát và thanh toán các hợp đồng dịch vụ công ích được trả bằng nguồn ngân sách Thành phố (theo ủy quyên của Ủy ban nhân dân Thành phố). Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện hàng năm, nghiệm thu và thanh toán cho các đơn vị cung ứng dịch vụ do Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng được trả bằng nguồn ngân sách theo đúng quy định.

đ) Trình Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trương thực hiện các dự án, công trình chất thải rắn, phục vụ vệ sinh đô thị phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Xây dựng, khai thác và có ý kiến chuyên ngành đối với các công trình chất thải rắn, phục vụ vệ sinh đô thị theo quy định pháp luật;

e) Phối hợp Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quy hoạch phân khu và bồi thường giải phóng mặt bằng tại các khu xử lý chất thải tập trung;

g) Điêu tra, thống kê, đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng, bùn thải, bùn bể phốt, chất thải nguy hại, chất thải nhựa đại dương, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần, địa táng, hỏa táng, nhà vệ sinh công cộng, công tác vớt chất thải rắn trên kênh, rạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

h) Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách, quy định pháp luật, quy trình, thủ tục quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng, bùn thải, bùn bể phốt, chất thải nguy hại, chất thải nhựa đại dương, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần, địa táng, hỏa táng, nhà vệ sinh công cộng, công tác vớt chất thải rắn trên kênh, rạch, trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu trên địa bàn Thành phố;

i) Kiểm tra, giám sát các hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, quét dọn vệ sinh, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng, bùn thải, bùn bể phốt, chất thải nguy hại, các khu xử lý chất thải tập trung, chất thải nhựa đại dương, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần, địa táng, hỏa táng, nhà vệ sinh công cộng, công tác vớt chất thải rắn trên kênh, rạch, trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu trên địa bàn Thành phố. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình vận hành các dự án/nhà máy xử lý chất thải rắn theo tiến độ, cam kết triển khai thực hiện của các chủ đầu tư; đề xuất xử lý các dự án/nhà máy vi phạm tiến độ, cam kết đầu tư và hợp đồng tiếp nhận, xử lý chất thải rắn;

k) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tham gia, hướng dẫn, kiểm tra việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và các hoạt động quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Thông tin về cập nhật giá thuế đất của Sở tài nguyên và môi trường TPHCM

Ông Nguyễn Toàn Thắng chia sẻ
Ông Nguyễn Toàn Thắng chia sẻ

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho biết từ ngày 1-8 không còn hệ số K nữa nên phải điều chỉnh bảng giá đất ngay từ bây giờ. Theo ông Thắng, ngày 3-7, UBND TPHCM có công văn yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) xây dựng bảng giá đất, tham mưu kế hoạch để thực hiện Điều 257 Luật Đất đai. So với quy định cũ, toàn bộ nội dung xây dựng bảng giá đất được quy định rõ tại điều 17, Nghị định 71. Bảng giá mới không còn hệ số, chỉ quy định 12 trường hợp chứa đựng trong bảng giá đất.

Trả lời câu hỏi tại sao phải gấp rút xây dựng bảng giá đất mới chỉ trong 9 ngày mà không chờ đến 1-1-2026 mới áp dụng, ông Thắng cho biết từ ngày 1-8 không còn hệ số K nữa nên phải điều chỉnh bảng giá đất. Do vậy, Sở TNMT muốn chờ cũng không thể được, vì quy định từ 1-8 phải có bảng giá tái định cư, nếu không xây dựng thì các dự án đầu tư công sẽ bị đình trệ.

Bảng giá đất này sẽ được áp dụng đến ngày 31-12-2025. Từ ngày 1-1-2026, sẽ thực hiện việc điều chỉnh theo quy định mà pháp luật cho phép. Có thể đến cuối 2024, chúng tôi sẽ sơ kết và đánh giá lại việc tác động của bảng giá đất”, ông Thắng chia sẻ.

Trả lời về việc xác định giá đất trong dự thảo bảng giá đất, ông Thắng cho biết dựa trên dữ liệu thị trường và cơ sở giá đất, qua các năm đều có dữ liệu từ Cục Thuế TPHCM, Văn phòng Đăng ký đất đai TPHCM. Dự thảo bảng giá này là cập nhật dữ liệu đã được giao dịch rồi và sở còn cân chỉnh lại, sẽ không làm tăng giá bất động sản.

Ông Thắng cho biết thời gian xây dựng bảng giá đất gấp khi chỉ thực hiện trong 30 ngày. Các các quận huyện, sở ngành, đơn vị tư vấn làm việc không quản ngày đêm để ra được dự thảo bảng giá đất nhưng không làm sai trình tự vì văn bản được xây dựng theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, việc xây dựng bảng giá đất Sở TNMT đã làm rất nhiều chứ không phải bây giờ mới bắt tay vào làm với nguyên tắc là từ nhiều nguồn, nhiều khâu, chắt lọc và cập nhập dữ liệu giá đất.

“Sau khi tổng hợp, Sở TNMT sẽ trình cho Hội đồng thẩm định thông qua và UBND TPHCM ban hành bảng giá đất mới” ông Thắng nói.

Tổng kết

Là chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhadathoangviet.com đã cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến Sở tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và các thông tin liên quan. Đây là những thông chính xác mang tính tuyệt đối được cập nhật mới nhất ở trang GOV. Để liên hệ trực tiếp sở tài nguyên và môi trường, bạn vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:

– Địa chỉ: Số 63 Đường Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

– Điện thoại: (028) 3829 3653 – Đường dây nóng: (028)3829 0568

– Fax: (028) 3823 1806

– Email: stnmt@tphcm.gov.vn

XEM THÊM:

Thông tin phòng tài nguyên và môi trường Quận Bình Tân

Contact Me on Zalo