Huyện Nhà Bè khai thác quỹ đất phục vụ phát triển bền vững

Với diện tích 10.043ha được quy hoạch bài bản, huyện Nhà Bè đang đang triển khai đồng bộ các giải pháp để khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Quỹ đất Huyện Nhà Bè

Khai thác đất đai kết hợp phát triển mảng xanh

Ông Dương Thế Trung, Bí thư huyện ủy Nhà Bè cho biêt: Trong những năm qua, các ngành kinh tế của huyện ý có mức tăng trưởng cao (bình quân đạt 12%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và phát triển, đời sống văn hóa và tinh thần người dân được nâng cao rõ rệt. Năm 2023, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc TP.HCM, đặc biệt để khai thác hiệu quả quỹ đất hơn 10.000 ha, Nhà Bè đã làm tốt công tác quy hoạch để mời gọi đầu tư. Đồng thời, trong những năm qua, huyện Nhà Bè đã được UBND TPHCM và các sở, ngành thành phố bố trí nhiều nguồn vốn đầu tư để đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm, kết nối với các địa phương khác của TP.HCM và tỉnh Long An. Đây chính là lợi thế để huyện khai thác quỹ đất hiệu quả.

Hiện nay, Nhà Bè tập trung mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực như: phát triển nhà ở, phát triển công trình thủy lợi kết hợp du lịch, khai thác đất đai kết hợp phát triển mảng xanh, môi trường bền vững, phát triển công nghiệp phụ trợ, bến bãi, logistics; phát triển giáo dục, y tế…

Trong đó,đề phát triển nhà ở, huyện Nhà Bè mời gọi đầu tư 8 khu dân cư, trong đó khuyến khích phát triển các dự án phát triển nhà ở dọc trục đường 15B (từ cầu Phú Xuân 2B đến cầu Cần Giờ); các dự án phát triển nhà ở dọc trục hành lang từ đường Nguyễn Bình (ngã giao đường Lê Văn Lương) đến đường Phạm Hùng quy hoạch nối dài tại xã Phước Lộc…

Về định hướng phát triển công trình thủy lợi kết hợp du lịch, Nhà Bè mời gọi các doanh nghiệp đầu tư các công trình thủy, khai thác quỹ đất dọc các tuyến sông rạch, kết hợp với du lịch đường thủy. Về phát triển công nghiệp phụ trợ, bến bãi, logistic, huyện Nhà Bè mời gọi đầu tư khu logistics – thương mại – dịch vụ – du lịch tại xã Long Thới với diện tích 133ha; khu trung tâm logistics Hiệp Phước với quy mô 50ha tại xã Hiệp Phước nằm trong KCN Hiệp Phước giai đoạn 3.

Về khai thác đất đai phát triển du lịch kết hợp phát triển mảng xanh, huyện Nhà Bè mời gọi đầu tư vào khu đất quy hoạch khu công viên văn hóa du lịch (diện tích 166ha) tại xã Long Thới; khu công viên vui chơi giải trí, thể dục thể thao, đô thị sinh thái xã Phước Kiển (quy mô khoảng 194ha) với định hướng kết nối phía Bắc qua quận 7.

Về khai thác đất đai kết hợp môi trường bền vững và phát triển mảng xanh, Nhà Bè mời gọi đầu tư vào khu quy hoạch nghĩa trang với quy mô 51ha tại xã Nhơn Đức. Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất ngày càng thu hẹp, nghĩa trang này tiềm năng để phát triển loại hình hoa viên nghĩa trang, vừa giải quyết hài hòa môi trường vừa kết hợp nhu cầu tâm linh của người dân thành phố nói chung và huyện Nhà Bè nói riêng.

Giúp người dân khai thác quỹ đất nông nghiệp hiệu quả

tình hình đất đai huyện nhà bè

Bí thư Huyện ủy Dương Thế Trung cũng cho biết: Nhà Bè dù đang phát triển rất mạnh mẽ nhưng vẫn là huyện ngoại thành nên có một lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, huyện đã dành một quỹ đất đủ lớn để người dân phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Trong định hướng quy hoạch, thời gian tới Nhà Bè còn 200ha đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm như rau hữu cơ, nấm mối đen, tôm nước lợ, cua lột và sản xuất giống. Để thực hiện được, huyện sẽ hoàn thiện quy hoạch; chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển như hỗ trợ vốn, xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp; hỗ trợ xúc tiến thương mại và kết nối tiêu thụ sản phẩm…

Đi kèm với đó, trong thời gian qua, Nhà Bè đã triển khai nhiều giải pháp, tạo điện kiện và vận dụng các chính sách để hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả cao và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để mở rộng sản xuất.

Cũng theo Bí thư huyện ủy Dương Thế Trung, trong nhiều năm qua, huyện Nhà Bè đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo như đẩy mạnh giới thiệu việc làm (chỉ tính riêng năm đã giải quyết việc làm cho 7.245 lượt người), hỗ trợ vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, liên kết sản xuất, đồng thời thực hiện đầy đủ các chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.

Năm 2024, UBND huyện Nhà Bè giao chỉ tiêu đến cuối năm giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 0,42% với 243 hộ; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo còn 0,37% với 211 hộ. Đồng thời, đào tạo nghề cho 150 người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, vượt chuẩn cận nghèo; giải quyết việc làm cho 250 lượt người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ vượt chuẩn cận nghèo trên địa bàn huyện…

Nhằm nâng cao đời sống người dân, huyện Nhà Bè sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện chỉnh trang đô thị, đầu tư hệ thống các tuyến kè chống sạt lở khu vực xã Hiệp Phước; cải tạo vệ sinh môi trường tại các tuyến sông, kênh rạch; nâng cấp và mở rộng các tuyến hẽm; nâng cấp, cải tạo sửa chữa các chợ; xây dựng các khu tái định cư, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp…

Nguồn: Báo Tài Nguyên và Môi Trường

XEM THÊM:

Contact Me on Zalo