Contents
Xem xét mở nút giao, rút ngắn đường vào cảng Sài Gòn – Hiệp Phước
Trước đó, Công ty CP Cảng Sài Gòn Hiệp Phước đã kiến nghị Sở GTVT TP.HCM, huyện Nhà Bè xem xét mở nút giao ngay ngã ba giữa đường D24 và đường D3 trong Khu Công nghiệp Hiệp Phước ( Huyện Nhà Bè) để tăng cường tiếp thị, thu hút khách hàng, hãng tàu đưa hàng hóa về khai thác tại Khu bến cảng Sài Gòn – Hiệp Phước. Đồng thời, giúp giảm nguy cơ kẹt xe, rút ngắn khoảng cách di chuyển, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên.
Sở Giao thông vận tải HCM khảo sát thực tế
Sở GTVT TP.HCM cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành khảo sát thực tế khu vực nút giao ngay ngã ba giữa đường D24 và đường D3 trong Khu Công nghiệp Hiệp Phước để có kết luận cụ thể.
Ngày 25-4, Sở GTVT TP.HCM cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành khảo sát nút giao ngay ngã ba giữa đường D24 và đường D3 trong Khu Công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
Tại khu vực khảo sát, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP cùng UBND huyện Nhà Bè, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM nhận thấy giao lộ D3 – D24, đường dẫn đến cảng Sài Gòn – Hiệp Phước được rào chắn bằng đoạn bê tông.
Xem xét chấp thuận mở nút giao rút ngắn thời gian phương tiện lưu thông
Tại buổi khảo sát, ông Nguyễn Anh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần cảng Sài Gòn – Hiệp Phước cho biết: “Công ty đã kiến nghị mở nút giao này vì nhận thấy nếu mở rộng thì lộ trình từ đường D1 vào đường D24, đường D3 rồi đến cảng Sài Gòn – Hiệp Phước sẽ được rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện lưu thông.
Song song với đó, tuyến tàu cao tốc TP.HCM – Côn Đảo sắp khánh thành sẽ lấy cảng Sài Gòn – Hiệp Phước là nơi khởi hành hoặc kết thúc, dẫn đến lượng xe khách và xe buýt kết nối đến cảng sẽ rất cao”.
Cũng theo ông Hào, lộ trình hiện hữu của các phương tiện lưu thông từ đường số 14 đến đường D3 vào cảng Sài Gòn – Hiệp Phước hiện xa hơn nếu không mở nút giao. Bên cạnh đó, đường đã xuống cấp, không còn đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, ông Hào mong cơ quan chức năng sớm xem xét, chấp thuận kiến nghị trên.
“Nếu Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước Huyện Nhà Bè (đơn vị quản lý đường D24 và rào chắn giao lộ) cần chi phí bảo dưỡng đường, cảng Sài Gòn – Hiệp Phước sẵn sàng đóng góp” – ông Hào nhấn mạnh.
Mở nút giao để giảm kẹt xe, ùn ứ
Qua ý kiến góp ý trên, Công ty CP Cảng Sài Gòn Hiệp Phước nhận thấy nếu hướng tuyến di chuyển theo đề xuất góp ý của khách hàng thì hãng tàu sẽ giảm mật độ giao thông cho hướng tuyến di chuyển hiện nay.
Từ đó, giúp giảm nguy cơ kẹt xe, đồng thời hướng tuyến di chuyển trên có cự ly ngắn hơn, thuận tiện hơn nên tiết giảm thời gian và chi phí cho các bên.
Đại diện Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM cũng cho biết đã có văn bản gửi đến Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước để yêu cầu trả lời rõ kiến nghị mở nút giao tại khu vực này.
Đồng thời, ban cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để tính toán phương án, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của người dân và hài hòa lợi ích các doanh nghiệp trong khu vực.
Về vấn đề này, đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TP.HCM, thông tin hiện đường D3 do một đơn vị khác xây dựng và chưa bàn giao cho Nhà nước quản lý, còn đường D24 do Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước quản lý. Chính vì vậy, Sở GTVT đề nghị Công ty cổ phần cảng Sài Gòn – Hiệp Phước làm việc với công ty.
Hơn hết, một trong những yếu tố then chốt thu hút các doanh nghiệp đặt trụ sở, nhà máy sản xuất tại KCN Hiệp Phước.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, tại nút giao ngã ba đường D24 và đường D3 hiện đang có rào chắn cố định bằng bê tông nên các phương tiện không thể lưu thông qua lại được.
Do đó, Công ty CP Cảng Sài Gòn Hiệp Phước kiến nghị các sở ngành xem xét gỡ rào chắn, mở nút giao tại nút giao ngã ba đường D24 và đường D3, giúp các phương tiện thuận tiện lưu thông ra vào KCN và Khu bến cảng Sài Gòn Hiệp Phước.
Trước mắt, Sở GTVT sẽ xem xét kiến nghị, có thể mở rào theo một số khung giờ nhất định, đơn cử như giờ tàu lớn chở khách đến và đi ra cảng. Đồng thời, sở sẽ tiếp nhận ý kiến từ các bên và có kết luận cụ thể.
XEM THÊM:
Bất động sản ngoại thành Hồ Chí Minh vẫn chưa thể tạo ‘sóng’
Bài viết liên quan: