Thông tin chi tiết Huyện Bình Chánh cập nhật mới nhất

Contents

Thông tin đầy đủ và mới nhất về Huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh nằm ở đâu?

Bình Chánh là một huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử…Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019).

Vị trí địa lý

Huyện Bình Chánh nằm trải dài, bao bọc phía tây và một phần phía nam của khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào
  • Phía đông bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân
  • Phía tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An
  • Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
  • Phía bắc giáp huyện Hóc Môn.
Bình Chánh là huyện nằm ở phía Tây – Tây Nam của nội Thành phố Hồ Chí Minh. Toạ độ địa lý của huyện là 1060 27’51 – 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’- 100 52’30’’ vĩ Bắc.Huyện Bình Chánh có vị trí phía Tây – Tây Nam của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố khoảng 15 km, có diện tích tự nhiên 25.255ha, đứng thứ ba về quy mô diện tích, sau huyện Cần Giờ, Củ Chi, là Huyện cửa ngõ của Thành phố với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Dân số và diện tích Huyện Bình Chánh

  Là một trong 5 huyện ngoại thành, có tổng diện tích tự nhiên là 25.255,29ha, chiếm 12% diện tích toàn Thành Phố. Theo số liệu thống kê giai đoạn từ năm 2015 (608.616 người) đến năm 2021 (800.498 người), dân số tăng 191.882 người, tăng bình quân gần 32.000 người/năm. Với 15 xã và 01 thị trấn, xã có diện tích lớn nhất là xã Lê Minh Xuân 3.508,87ha, xã nhỏ nhất là An Phú Tây với 586,58ha

Bình Chánh là địa bàn có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía nam, tây nam, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

1/Lịch sử hình thành Huyện Bình Chánh

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên huyện Bình Chánh cũ có từ năm 1975. Lúc này, chính quyền sáp nhập hai xã: An Phú và Phong Đước với nhau, lập nên xã Phong Phú. Như thế, huyện Bình Chánh bao gồm 17 xã: An Lạc, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh còn lại 25.268,56 ha diện tích tự nhiên và 224.165 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phong Phú, Đa Phước, Qui Đức, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc.

2/Thông tin hạ tầng giao thông

Với vị trí là cửa ngõ phía Tây vào nội thành TP. Hồ Chí Minh, nối liền với các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đây là huyết mạch giao thông chính từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Với các tuyến đường liên Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hòa (Long An); đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1A đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận quận 7, vượt sông Sài Gòn đến quận 2 và đi Đồng Nai, Quốc lộ 50 nối huyện Bình Chánh với các huyện Cần Giuộc, Cần Đước (Long An). Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm.

3/Địa hình Huyện Bình Chánh

Địa hình huyện Bình Chánh có dạng nghiêng và thấp dần theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam, với độ cao giảm dần từ 3m đến 0,3m so với mực nước biển. Có 3 dạng địa hình chính sau:

  – Dạng đất gò cao có cao trình từ 2-3m, có nơi cao đất 4m, thoát nước tốt, có thể bố trí dân cư, các ngành công, thương mại, dịch vụ và các cơ sở công nghiệp, phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A; Vĩnh Lộc B.

  – Dạng đất thấp bằng có độ cao xấp xỉ 2,0m, phân bố ở các xã: Tân Quý Tây; An Phú Tây; Bình Chánh; Tân Túc; Tân Kiên; Bình Hưng; Phong Phú; Đa Phước; Quy Đức; Hưng Long. Dạng địa hình này phù hợp trồng lúa 2 vụ, cây ăn trái, rau màu và nuôi trồng thuỷ sản.
  – Dạng trũng thấp, đầm lầy, có cao độ từ 0,5m – 1,0m, gồm các xã Tân Nhựt; Bình Lợi; Lê Minh Xuân; Phạm Văn Hai, đây là vùng này thoát nước kém. Hiện nay trồng lúa là chính, hướng tới sẽ chuyển sang trồng cây ăn trái và dứa Cayene.

4/Thủy Văn

Huyện Bình Chánh có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng (khoảng 10 sông, rạch chính), với những đặc điểm chính sau:

Phần lớn sông, rạch của huyện Bình Chánh nằm ở khu vực hạ lưu, nên nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp của thành phố đổ về như: nước đen từ kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, rạch Cần Giuộc…đã ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản) cũng như đối với môi trường sống của nhân dân trong các khu dân cư.

5/Khí hậu

Bình Chánh nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích đạo. Có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc điểm chính là:

  – Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 – 10oC.
  – Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
– Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 là 80% – 90%, thấp nhất vào các tháng 12, là 70%.
  – Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2.920 giờ.
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng trong năm như sau:
  – Từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ 1,5 – 2,0 m/s.
  – Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Tây – Tây Nam, vận tốc trung bình từ 1,5 – 3,0 m/s.
  – Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình 1 – 1,5 m/s.
  Nhìn chung, thời tiết của huyện với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa nên có những kỳ xảy ra hạn hán làm thiệt hại cho năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống dân sinh.

6/Các nguồn tài nguyên

1/Tài nguyên đất

  Huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên 25.255,29ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên của Thành phố. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Bình Chánh được chia thành các nhóm đất chính sau:
  Nhóm đất phù sa
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven các sông, kênh rạch… Có diện tích khoảng 5.797,7ha, chiếm 23% diện tích toàn Huyện, phân bố ở các xã Tây Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Qui Đức, Đa Phước, đất có thành phần cơ giới cấp hạt sét là chủ yếu (45 – 55%), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon; Tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của thời kỳ bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na2+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng cây trái; Độ Bazơ cao. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên cho việc trồng hoa màu, cây ăn trái.
Nhóm đất xám
  Đất xám chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn). Có diện tích khoảng 3.716,8ha chiếm tỷ lệ 14,7% diện tích đất của huyện, phân bố trên các triền thấp, tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh lộc B từ trung bình đến nặng đất có thành phần cơ giới là đất cát pha thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, đất bạc màu do tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn, nếu cải tạo tốt thì rất thích hợp cho việc trồng hoa màu, là nhóm đất lớn nhất và phân bố hầu hết các xã của huyện.
Nhóm đất này thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40 – 50%), cấp hạt sét chiếm (21 – 27%) và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) xấp xỉ 4; Các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón.
  Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu…
  Đất phèn
  Nhóm đất này chiếm diện tích 10.508,6ha, chiếm 41,7% diện tích đất của huyện, tập trung ở các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xụân. Đây là vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, nên chỉ thích hợp với những loại cây chịu được phèn mặn như giống lúa chịu phèn, dứa, cây lâm nghiệp, hệ thống thuỷ lợi huyện Hóc Môn – Bắc Bình Chánh hoàn chỉnh được nước ngọt về để rửa phèn do đó có thể thích hợp chuyển sang trồng một số cây ăn trái.
  Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có quá trình thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành Jarosite làm cho đất chua, đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.
  Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Nhìn chung đất có pH thấp, hàm lượng Cl và các muối tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển, làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường. Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu và nhẹ, không còn chịu ảnh hưởng của nước biển và thường có nguồn nước tưới. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2-3 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả.
Ngoài ra, huyện còn có một số loại đất khác nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn phân bố dọc theo hệ thống kênh rạch.

 2/Tài nguyên nước:

   Tài nguyên nước của huyện gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
  • Nguồn nước mặt
   Nguồn nước mặt của huyện Bình Chánh bao gồm hệ thống các sông, rạch, mà hệ thống mực nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều 3 hệ thống sông lớn: sông Nhà Bè – Rạp Soài, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4%, mùa mưa mực nước lên cao nhất là 1,1 m, gây lụt cục bộ ở các vùng đất trũng của Huyện.
  • Nguồn nước ngầm
Theo các kết quả điều tra, khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Bình Chánh cho thấy, nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 – 300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó có nơi 30 – 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, nguồn nước ngầm của Huyện không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm cũng tụt khá sâu trên 40m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn.
   Trữ lượng khai thác ước tính 300 – 400m3/ngày. Nhìn chung nguồn nước ngầm huyện Bình Chánh khá tốt và dồi dào, đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong Huyện.

  3/Tài nguyên rừng

  Huyện Bình Chánh có 1.047,85ha đất lâm nghiệp, trong đó:
  – Đất có rừng trồng sản xuất 755,26ha, chủ yếu là trồng dứa, bạch đàn… đang được khai thác, tập trung ở xã Phạm Văn Hai, xã Lê Minh Xuân.
  – Đất có rừng trồng phòng hộ 262.67ha và đất rừng đặc dụng là 29.92ha chủ yếu là keo lá tràm phân bố ở xã Lê Minh Xuân.
  Nhìn chung, rừng của huyện chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là rừng trồng và rừng thứ sinh tự nhiên. Diện tích rừng trồng của Huyện Bình Chánh ngoài việc cải tạo môi trường sinh thái cảnh quan còn đóng góp một phần vào việc cung cấp gỗ cho xây dựng (gỗ tràm cừ…).

4/Tài nguyên khoáng sản

  So với các Huyện khác trong Thành phố, tuy không có tài nguyên khoáng sản quý hiếm, nhưng Bình Chánh lại có loại đất có thể dùng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng với trữ lượng tương đối phong phú. Theo tài liệu của đoàn địa chất Thành Phố sơ bộ đánh giá như sau:
  – Loại thân quặng 1: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, có diện tích khoảng 200ha, ước đoán trữ lượng khoảng 4 triệu m3.
   – Loại thân quặng 2: Cũng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B ước đoán trữ lượng khoảng 20 triệu m3
   – Loại quặng 3: Sét gạch ngói nằm trên địa bàn thị trấn Tân Túc, ước đoán trữ lượng khoảng 10 triệu m3.
   Ngoài ra, còn có than bùn phân bố rải rác nằm dọc theo khu vực cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân nhưng với trữ lượng không đáng kể.

5/Tài nguyên nhân văn

   Huyện Bình Chánh là vùng đất có truyền thống văn hoá và tinh thần yêu nước quật cường. Trong chiến trang chống Pháp, chống Mỹ vùng đất Bình Chánh nổi tiếng là căn cứ Cách mạng. Khi thống nhất đất nước Bình Chánh là huyện ngoại thành    Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh có nhiều dân tộc: Việt (kinh), Hoa, Chăm, Khơme …, với nền văn hoá phong phú, đa dạng, phát huy truyền thống cách mạng, niềm tự hào quê hương.
  Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện Bình Chánh đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hoá và giữ vững trật tự an ninh xã hội.
   Tuy chặng đường phát triển phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với truyền thống yêu nước, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế sẵn có, huyện Bình Chánh vững vàng đi lên thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

7/Thông tin hành chính Huyện Bình Chánh

bản đồ huyện Bình Chánh
bản đồ huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh có bao nhiêu xã và thị trấn?

Huyện Bình Chánh có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) và 15 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.

8/Thông tin Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh

Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh
Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh

Địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc

  • Địa chỉ: 79 Tân Túc, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: (028) 3760 2129 – (028) 37602.141 – (028) 37.602.490 – (028) 37.602.136.
  • Fax: (028) 3760 2246.
  • Website: https://binhchanh.hochiminhcity.gov.vn/
  • Thời gian làm việc: 8h00 sáng đến 17h00 chiều

Nhiệm vụ và chức năng của UBND Huyện Bình Chánh

– Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.

– Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

– Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

– Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.

Nhiệm vụ và chức năng của phòng ban trực thuộc UBND Huyện Bình Chánh

Người dân làm thủ tục tại UBND Huyện Bình Chánh
Người dân làm thủ tục tại UBND Huyện Bình Chánh

1. Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn, hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua khen thưởng; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảng riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
2. Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở; bồi thường nhà nước; chuẩn tiếp cận pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.

3. Phòng Tài chính Kế hoạch: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; về kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ; có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định hiện hành. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.

5. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội và bình đẳng giới; có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định hiện hành. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh.

6. Phòng Văn hóa &Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính và chuyển phát, viễn thông và internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản. Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng Văn hóa và Thông tin trên địa bàn huyện và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước của ngành từ Trung ương đến địa phương; có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau.

7. Phòng Giáo dục & Đào tạo: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; về các công việc thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu.

8. Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế.

9. Thanh tra Nhà nước: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh. Cơ quan Thanh tra huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng và tuân theo các quy định của pháp luật. Mỗi việc được giao cụ thể cho cá nhân thụ lý chính nhằm phát huy tính chủ động, năng lực, sở trường của cán bộ, công chức và mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả công việc được phân công; đề cao sự phối hợp công tác, bảo đảm rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.

10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện: Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.

11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.

12. Phòng Kinh tế Hạ tầng: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ; điện nông thôn; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ; Biển số nhà; Thẩm tra thiết kế và chất lượng công trình xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách huyện; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công Thương, Sở xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh.

13. Phòng Dân tộc: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Phòng Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc tỉnh./.

9/Thông tin Công an Huyện Bình Chánh

Công an Huyện Bình Chánh
Công an Huyện Bình Chánh

Địa chỉ, số điện thoại, thời gian làm việc 

Địa chỉ:Số 08 đường số 2, Thị trấn Tân Túc, H.Bình Chánh, TP HCM.

Số điện thoại: 0283.760.6912

Thời gian làm việc:

Công an Huyện Bình Chánh làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ, nghỉ tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:

Giờ làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 12h

Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h30 đến 17h

Ngoài ra, Công an Huyện Bình Chánh luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.

Chức năng nhiệm vụ Công an Huyện Bình Chánh

Công an huyện Bình Chánh thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Tổ chức xây dựng lực lượng Công an trong sạch vững mạnh, tiến lên chính quy và từng bước hiện đại.

Chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội ở địa phương tham mưu cho công an cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các chủ trương, biện pháp, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, tổ chức, công dân trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức bảo vệ an toàn tuyệt đối cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến công tác hoặc đi qua địa phương…

Tiến hành công tác điều tra cơ bản nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động tình báo, gián điệp phản động, khủng bố của các đối tượng trên địa bàn; tiếp nhận xử lý, khởi tố điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt HCM cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, theo quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với các ban, ngành tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.

10/Thông tin Bệnh viện Huyện Bình Chánh

Bệnh viện Huyện Bình Chánh
Bệnh viện Huyện Bình Chánh

Theo Quyết định số 100/2017/QĐ-UBND của UBND TP.HCM, ban hành ngày 26/7/2007, Bệnh viện huyện Bình Chánh được thành lập trực thuộc UBND huyện. Cơ sở vật chất hiện tại đang tọa lạc tại số 1, đường số 1, khu trung tâm hành chính, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Lãnh đạo Bệnh viện huyện Bình Chánh qua các thời kỳ

– Giám đốc bệnh viện:
+ BS Hoàng Ngọc Chương (1976-1984)
+ BS Nguyễn Thanh Sơn (1984-2007)
+ BS CKII Hồ Trúc Lệ (2007-2018)
+ BS CKII Tống Quốc Đăng Khoa (2019-đến nay)
+ BS CKII Võ Ngọc Cường (Phó giám đốc điều hành: 2021- đến nay)
– Phó Giám đốc Bệnh viện:
+ YS Lê Thị Hương (1978-1984)
+ YS Trịnh Hoàng Mạch (1978-1984)
+ BS Lê Công Thành (1984-2003)
+ YS Nguyễn Thị Ngọc Hường (1984-1991)
+ BS Nguyễn Hùng Diệt (1998-2007)
+ BS Ngô Thị Dỡn (2007-2013)
+ BS CKII Lê Thị Kim Tuyến (2010- đến nay)
+ BS CKII Tô Thị Kim Phụng (2021- đến nay)

Địa chỉ, số điện thoại liên hệ Bệnh viện Bình Chánh

Bệnh nhân có thể liên hệ với Bệnh viện Bình Chánh theo thông tin dưới đây:

  • Địa chỉ: Số 1, đường số 1, khu Trung tâm Hành chính Huyện, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028. 3760 2895
  • Fax: 028. 3760 0215

11/Danh sách trường học Huyện Bình Chánh

1/Trường đại học ở Bình Chánh

Đại học Kinh tế TPHCM - Cơ Sở Bình Chánh
Đại học Kinh tế TPHCM – Cơ Sở Bình Chánh
Tên trường Địa chỉ Ghi chú
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khu chức năng số 15, khu Đô thị mới Nam thành phố (Đại lộ Nguyễn Văn Linh), xã Phong Phú Cơ sở N
Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh Đang xây dựng
Trường Đại học Văn Hiến Khu chức năng số 13E, Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú HungHau Campus
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Đang xây dựng
Làng Đại học Hưng Long  

2/Trường cao đẳng ở Bình Chánh

truong-cao-dang-o-binh-chanh

Tên trường Địa chỉ Ghi chú
Trường Cao đẳng Kiến trúc – Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Khu chức năng số 11, Đô thị mới Nam Thành phố (Đại lộ Nguyễn Văn Linh), xã Bình Hưng Cơ sở 2
Trường Trung cấp Trần Đại Nghĩa 2208 Quốc lộ 1A, ấp 1, xã Bình Chánh Trụ sở chính
3A/77 Trần Văn Giàu, xã Phạm Văn Hai Phân hiệu
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Bình Chánh Số 4 đường số 6, Khu trung tâm hành chính huyện, thị trấn Tân Túc

3/Trường THPT ở Bình Chánh

Trường THPT Bình Chánh
Trường THPT Bình Chánh
  • Trung học phổ thông Bình Chánh
  • Trung học phổ thông Tân Túc
  • Trung học phổ thông Bắc Mỹ
  • Trung học phổ thông Đa Phước
  • Trung học phổ thông Lê Minh Xuân
  • Trung học phổ thông Vĩnh Lộc B
  • Trung học phổ thông Năng khiếu TDTT
  • THCS & THPT Nguyễn Khuyến – Cơ sở 4
  • Trung học phổ thông Phong Phú
  • TH, THCS, THPT Albert Einstein

4/Trường THCS ở Bình Chánh

THCS Vĩnh Lộc A
THCS Vĩnh Lộc A
  • TH, THCS, THPT Albert Einstein
  • Trung học cơ sở Vĩnh Lộc A
  • Trung học cơ sở Vĩnh Lộc B
  • Trung học cơ sở Võ Văn Vân
  • Tiểu học Huỳnh Văn Bánh
  • Trung học cơ sở Đồng Đen
  • Trung học cơ sở Tân Kiên
  • Trung học cơ sở Tân Nhựt

12/Thông tin hạ tầng giao thông Huyện Bình Chánh

Đại lộ Nguyễn Văn Linh
Đại lộ Nguyễn Văn Linh

Bình Chánh có trục đường cửa ngõ chính phía Tây và phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, với các tuyến giao thông quan trọng như:

– Quốc lộ 1: kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào trung tâm Thành phố.

– Quốc lộ 50: trục đường chính ở cửa ngõ phía Nam nối từ trung tâm thành phố, đi qua huyện Bình Chánh, đến các tỉnh Long An, Tiền Giang.

– Đường Nguyễn Văn Linh: nối từ Quốc lộ 1 đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận ở Quận 7, vượt sông Sài Gòn (qua cầu Phú Mỹ) đến Thủ Đức và đi Đồng Nai.

– Cao tốc Trung Lương kết nối Thành phố với các tỉnh miền Tây, cao tốc Bến Lức – Long Thành là một phần của đường vành đai 3, kết nối các tỉnh miền Tây và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

– Cao tốc Tân Tạo – Chợ Đệm, nay là đường Võ Trần Chí, nối Khu Công nghiệp Tân Tạo (Quận Bình Tân) trực tiếp với cao tốc Trung Lương.

– Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hoà thuộc tỉnh Long An.

– Dự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 3A: Bến Thành – Tân Kiên.

– Dự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 5 (đã triển khai): Cầu Sài Gòn – Ngã Tư Bảy Hiền – Quốc lộ 50 (depot Đa Phước) – Bến xe Cần Giuộc mới.

Ngoài ra hệ thống sông ngòi của huyện như: sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom… nối với sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ, đây là tuyến giao thông thủy với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Dự án bến xe Miền Tây mới tại Bình Chánh được UBND Thành phố phê duyệt năm 2016, đặt phía Đông Bắc nút giao Nguyễn Văn Linh và Quốc lộ 1, với quy mô diện tích 19,64ha, trong đó, khu vực bến xe khách khoảng 16,674ha, khu vực Deport BRT (xe buýt nhanh) 2,966ha.

Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Chánh đã và đang hình thành nhiều khu đô thị và khu dân cư hiện đại như khu đô thị Nam Phong Eco Park, khu đô thị An Hạ Lotus, khu đô thị Phong Phú, khu đô thị Nam Sài Gòn, khu đô thị Việt Phú Garden, khu đô thị Newlife Bình Chánh, khu đô thị Dương Hồng Garden House, khu đô thị Đại Phúc Green Villas, khu đô thị An Lạc Residence, khu đô thị Investco Green City, khu dân cư Iconic,…

13/Thông tin quy hoạch Huyện Bình Chánh

Thông tin quy hoạch đất Bình Chánh 2025 - 2030
Thông tin quy hoạch đất Bình Chánh 2025 – 2030

Chỉ tiêu sử dụng đất dự kiến phân bổ cho huyện Bình Chánh đến năm 2025, có 14.024 ha là đất nông nghiệp. Chỉ tiêu đất nông nghiệp lớn ảnh hưởng đến việc chuyển mục đích đất ở xây dựng nhà ở riêng lẻ cho người dân có đất trong khu vực quy hoạch đất nông nghiệp

Theo đó, UBND huyện Bình Chánh đang lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030. Huyện cũng sẽ kiến nghị tăng chỉ tiêu đất ở để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân. Nhất là trong giai đoạn huyện Bình Chánh định hướng phát triển lên TP hoặc quận thuộc TP.HCM.

Huyện Bình Chánh là khu vực cửa ngõ phía tây, có tốc độ phát triển đô thị cao của Tp.HCM. Để phù hợp với định hướng phát triển trong giai đoạn tới, khi xây dựng đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP cần làm rõ định hướng phát triển theo tính chất đô thị cửa ngõ phía tây nam.

Trong đó có vấn đề quy hoạch đất nông nghiệp, đánh giá các khu vực phát triển nông nghiệp, công nghiệp và lưu ý các khu vực quy hoạch đất nông nghiệp không còn phù hợp.

Riêng tại xã Bình Hưng, 2 dự án quy hoạch treo gần 20 năm là Khu dân cư Him Lam và khu chức năng 11B trong Khu đô thị Nam TP HCM với tổng quy mô lên đến gần 70 ha đã được UBND TP HCM chấp thuận xóa bỏ, điều chỉnh ranh quy hoạch để trả lại quyền lợi cho hàng ngàn người dân.

14/Tiềm năng phát triển Huyện Bình Chánh

Bình Chánh có tiềm năng phát triển lớn
Bình Chánh có tiềm năng phát triển lớn

Những khó khăn thách thức

Dù sở hữu vị trí đặc biệt, lực lượng dân số đông nhưng kinh tế – xã hội của Bình Chánh hiện chưa thực sự tương xứng với điềm năng. Địa phương này đang đối diện với nhiều điểm “nghẽn”.

Chẳng hạn, dù có quỹ đất rộng lớn nhưng phần lớn diện tích đất ở Bình Chánh lại đang là đất nông nghiệp. Dân số đông, tốc độ đô thị hóa rất cao nhưng lại thiếu hụt về nguồn cung nhà ở.

Trong khi đó, hạ tầng yếu kém nên Bình Chánh chưa thể khai thác hết được thế mạnh về vị trí kết nối của mình.

Hiện nay các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn Bình Chánh giúp kết nối giữa trung tâm TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long đều đang quá tải như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM – Trung Lương…

Trong khi đó, dù sở hữu mạng lưới sông, kênh rạch khá dày đặc, song đến nay giao thông đường thủy của Bình Chánh vẫn chưa được đầu tư bài bản.

Tiềm năng phát triển lớn

Để huyện Bình Chánh phát triển nhanh về kinh tế – xã hội thì cần sớm được thay “chiếc áo” mới đủ rộng. Trong đó, có việc TP.HCM cần sớm xem xét đưa địa phương này lên quận hoặc thành phố.

Tại một hội thảo mới đây, lãnh đạo huyện Bình Chánh, ví địa phương này như cái khớp gối nối phần đùi là TP.HCM và bắp chân là 13 tỉnh miền Tây.

Tuy nhiên, “cái khớp” nối này lại đang gặp trục trặc, phát triển chưa xứng tầm. Nhất là khi so sánh với khu vực phía Đông TP.HCM cũng có vị trí tương tự nhưng lại đang vượt trội về hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị.

3 lý do Bình Chánh sẽ phát triển vượt bậc

Các dự án cải thiện hạ tầng Bình Chánh
Các dự án cải thiện hạ tầng Bình Chánh

Thứ nhất: hạ tầng giao thông Bình Chánh hiện nay dù đang kém phát triển song những năm tới sẽ được cải thiện với các dự án Vành đai 3, Vành đai 4, các tuyến đường sắt đô thị…

Thứ hai: hiện nay khu vực trung tâm TP.HCM quỹ đất đã cạn, giá bán quá cao thì xu hướng ly tâm là tất yếu. Những khu vực còn quỹ đất rộng và giá còn “mềm” như Bình Chánh là lựa chọn cho cả nhà đầu tư lẫn người thu nhập trung bình mua nhà để ở.

Ngoài ra, Bình Chánh có dân số đông. Trên địa bàn có khu công nghiệp, nhà máy quy mô lớn hút người lao động về sinh sống, làm việc. Do đó, nhu cầu về nhà ở là rất lớn.

Thứ ba: dù hiện nay Bình Chánh chưa chính thức lên quận hay thành phố. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề thời gian. Do đó, nếu nhà đầu tư biết nắm bắt thông tin, đủ kinh nghiệm thì sẽ có cơ hội gia tăng giá trị tài sản khi địa phương này “chuyển mình”.

TỔNG KẾT

Là trang dịch vụ nhà đất uy tín hàng đầu, Nhà Đất Hoàng Việt đã chia sẻ tất cả thông tin liên quan đến Huyện Bình Chánh được cập nhật mới và chính xác nhất. Nếu bạn cần thêm thông tin vui lòng gọi số điện thoại trên bài viết nhé.

XEM THÊM:

Thông tin Quận Tân Phú đầy đủ và chi tiết nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo