Thành phố Tân Uyên ở đâu? Thông tin cập nhật mới nhất

Thông tin thành phố Tân Uyên cập nhật mới nhất

Thành phố Tân Uyên nằm ở đâu? Có những tiềm năng gì chưa biết? Vị trí địa lý, dân số, tình hình kinh tế, hạ tầng giao thông được cập nhật chi tiết nhất qua bài viết.

Thành phố Tân Uyên
Thành phố Tân Uyên

Vị trí địa lý

Thành phố Tân Uyên nằm ở phía đông tỉnh Bình Dương, có sông Đồng Nai chảy qua và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và huyện Bắc Tân Uyên
  • Phía tây giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Tân Uyên
  • Phía nam giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai và rạch Ông Tiếp) và các thành phố Dĩ An, Thuận An
  • Phía bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên.

Dân số

Thành phố Tân Uyên có diện tích 191,76 km², dân số năm 2022 là 466.053 người, mật độ dân số đạt 2.430 người/km².

Lịch sử hình thành

UBND Thành phố Tân Uyên
UBND Thành phố Tân Uyên

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Tân Uyên bao gồm 16 xã: An Long, Bạch Đằng, Bình Mỹ, Khánh Bình, Lạc An, Phú Hưng, Phước Hòa, Tân Bình, Tân Long, Tân Mỹ, Tân Phú Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước và Thường Tân.

Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP. Theo đó:

  • Điều chỉnh 2.014,40 ha diện tích tự nhiên và 5.338 người của huyện Tân Uyên (gồm 989 ha diện tích tự nhiên và 3.469 người của xã Phú Chánh, 229,63 ha diện tích tự nhiên và 452 người của xã Tân Hiệp, 795,77 ha diện tích tự nhiên và 1.417 người của xã Tân Vĩnh Hiệp) về thị xã Thủ Dầu Một (nay là một phần các phường Hòa Phú và Phú Tân thuộc thành phố Thủ Dầu Một)
  • Thành lập thị trấn Thái Hòa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thái Hòa.

Ngày 1 tháng 11 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1007/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Uyên Hưng mở rộng là đô thị loại IV.

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Tân Uyên trên cơ sở tách 3 thị trấn Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa và 9 xã Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình, Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Hội, Bạch Đằng thuộc huyện Tân Uyên
  • Chuyển 3 thị trấn: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa và 3 xã: Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình thành 6 phường có tên tương ứng
  • Đổi tên phần còn lại của huyện Tân Uyên thành huyện Bắc Tân Uyên.

Sau khi thành lập, thị xã Tân Uyên có 19.249,20 ha diện tích tự nhiên và 190.564 người với 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường và 6 xã.

Ngày 20 tháng 11 năm 2018, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1504/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Tân Uyên là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, chuyển 4 xã: Hội Nghĩa, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp và Vĩnh Tân thành 4 phường có tên tương ứng.

Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023). Theo đó, thành lập thành phố Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ 191,76 km² diện tích tự nhiên và 466.053 người của thị xã Tân Uyên.

Thông tin hành chính

Công bố thành lập Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Công bố thành lập Thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương – Nguồn Báo Quân Đội Nhân Dân

Thành phố Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 2 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội.

Với vị trí địa lý đặc biệt, thành phố Tân Uyên là địa bàn quan trọng của tỉnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội, thuận lợi trong việc thu hút đầu tư các ngành như công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Trên địa bàn thành phố có hệ thống giao thông đối ngoại, giúp việc giao thương, vận chuyển hàng hóa luân chuyển đi các tỉnh, thành phía Nam; có cảng Thạnh Phước là cảng sông đầu tiên của thành phố, mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực logistics.

Thông tin Kinh tế

Thành phố Tân Uyên là một trong những đô thị trung tâm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Dương. Tình hình kinh tế Tân Uyên liên tục tăng trưởng tốt trong vài năm trở lại đây và duy trì ổn định ở mức cao, trung bình đạt trên 13%.

Tính đến năm 2020, Tân Uyên đã thu hút gần 4 tỷ USD vốn FDI. Trong cơ cấu kinh tế của Tân Uyên, tỷ trọng công nghiệp chiếm hơn 70%, thương mại – dịch vụ chiếm khoảng 27%. Bình quân mỗi năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 18%.

TP Tân Uyên có nhiều tuyến đường kết nối vùng đi qua.
TP Tân Uyên có nhiều tuyến đường kết nối vùng đi qua.

Sự phát triển của nền kinh tế Tân Uyên gắn liền với hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn như Nam Tân Uyên, VSIP II, Phú Chánh, Uyên Hưng… với khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động. Dự án khu công nghiệp VSIP III với tổng diện tích dự kiến 1.000 ha sắp được triển khai sẽ thu hút lượng lớn doanh nghiệp, người lao động đến sinh sống, làm việc. Dự án hiện đang là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư bất động sản.

Lợi thế gần cảng cũng cho phép Tân Uyên phát triển mạnh công nghiệp. Hiện cảng ICD Thạnh Phước và cảng Sà Lan cách cảng Cát Lái 32km, cách KCN Nam Tân Uyên khoảng 8km về phía Đông, cách cụm cảng quốc tế nước sâu Cái Mép, Phú Mỹ 90km cho phép Tân Uyên thu hút đáng kể lượng hàng hóa trung chuyển của khách hàng tại các khu công nghiệp Bình Dương và Bình Phước.

Khu công nghiệp

TP Tân Uyên đang có 2 dự án khu công nghiệp lớn nhất Bình Dương và cả nước
TP Tân Uyên đang có 2 dự án khu công nghiệp lớn nhất Bình Dương và cả nước

TP.Tân Uyên hiện có 2 dự án là Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore lớn nhất Bình Dương và cả nước là VSIP II có quy mô 2.045 ha và VSIP III quy mô hơn 1.000 ha, có tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến là 6.407 tỷ đồng.

Ngày 03-11-2022, Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đã động thổ dự án xây dựng nhà máy tại đây, với số vốn đầu tư trị giá 1 tỷ USD và cũng là dự án đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Đan Mạch vào Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng đối với tập đoàn, bởi đây là nhà máy thứ 6 trên toàn cầu và là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO.

Khu công nghiệp VSIP III đang được xây dựng với quy mô khoảng 1.000 ha, tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến hơn 6.400 tỷ đồng. Hiện đã có khoảng 31 doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu khả năng phát triển sản xuất tại đây, tương đương 176 ha đất công nghiệp và 1,8 tỷ USD vốn đầu tư dự kiến.

Văn hóa – xã hội

Các lĩnh vực văn hoá – xã hội luôn được quan tâm đầu tư đúng mức góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên người được kiểm soát hiệu quả.

Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt 91,52%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 100% ở cả hai hệ; tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng là 95,4%. Tân Uyên hiện có 29/42 trường đạt chuẩn. Tân Uyên cơ bản thoát nghèo theo tiêu chí của tỉnh. Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức sôi nổi, tạo sân chơi lành mạnh và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Hạ tầng – Giao thông

Tân Uyên có hơn 64 tuyến đường kết nối tới các khu vực trọng điểm của tỉnh Bình Dương và các trung tâm kinh tế của vùng TP.HCM cùng các tỉnh Tây Nguyên. Ngoài các tuyến đường hiện hữu DT 747, DT 746, DT 746B… được nâng cấp, mở rộng, Tân Uyên còn đầu tư thêm nhiều công trình trọng điểm như đường vành đai 4, đường vành đai trong, đường 30-4, phố đi bộ Tân Uyên, tuyến metro Dĩ An – Tân Uyên, metro thành phố mới Bình Dương – Uyên Hưng – Tân Thành…

TP Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính (10 phường và 2 xã)
TP Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính (10 phường và 2 xã)

Cùng với đó, trong tương lai, cao tốc TP.HCM – Bình Dương – Bình Phước (tổng chiều dài khoảng 69km, quy mô 6-8 làn xe cao tốc) đi ngang qua Tân Uyên sẽ được triển khai trong giai đoạn trước năm 2030. Đặc biệt, tuyến giao thông huyết mạch 13 từ sẽ được nâng cấp từ 6 lên 8 làn xe. Tuyến đường này kết nối Tân Uyên với TP.HCM và Bình Phước qua tuyến đường DT 746. Những công trình này đóng vai trò tạo động lực cho thị xã Tân Uyên phát triển mạnh về mọi mặt.

Về đường sắt, tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh đi qua thị xã Tân Uyên ở phía Đông Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Bình Dương, giao cắt với nhiều tuyến đường ngang của thị xã.

Về đường thủy, cảng sông Thạnh Phước thuộc địa bàn có quy mô 64ha, gồm 16 cầu cảng có khả năng tiếp nhận sà lan và tàu từ 1.000-2.000 tấn, công suất bốc dỡ đạt khoảng 5 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn có các bến thủy chở khách tại cù lao Thạnh Hội và cù lao Bạch Đằng đáp ứng nhu cầu đi lại và du lịch của người dân.

Trở thành khu đô thị mới

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, giai đoạn 2022-2030, tỉnh Bình Dương sẽ tập trung phát triển 10.000 ha công nghiệp, tạo thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng, trên địa bàn các huyện, thị phía Bắc, vừa tiếp tục phát triển công nghiệp vừa là nơi dịch chuyển các doanh nghiệp phía Nam (khoảng 2.888 doanh nghiệp cần phải di dời lên phía Bắc) hoặc tái cấu trúc lại và dư ra khoảng 2.000 ha để phát triển đô thị, dịch vụ của TP.Thuận An và TP.Dĩ An trở thành trung tâm đô thị tầm cỡ khu vực, đưa tỉnh Bình Dương trở thành một TP lớn trực thuộc trung ương.

khu đô thị mới Tân Uyên
khu đô thị mới Tân Uyên

Hạ tầng đầu tư tốt, Tân Uyên sẽ càng phát huy được thế mạnh của mình, thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Đặc biệt với lợi thế về vị trí địa lý, công nghiệp phát triển mạnh mẽ, Tân Uyên sẽ trở thành địa phương có nhu cầu về nhà ở rất lớn, đưa thị trường bất động sản ở địa phương này trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Với nhiều lợi thế như vậy, Tân Uyên đang trên đường trở thành đô thị thông minh điển hình của Bình Dương, đưa Bình Dương trở thành cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Dịch vụ giấy tờ nhà đất Thành phố Tân Uyên

Dịch vụ giấy tờ nhà đất Hoàng Việt có trụ sở đặt tại Tỉnh Bình Dương, chuyên hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà đất một cách an toàn, hợp pháp. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm nhiều công việc như:

  • Tư vấn pháp lý về nhà đất: Giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về luật nhà đất, quy trình giao dịch, hướng dẫn thủ tục pháp lý liên quan đến nhà đất.
  • Soạn thảo hợp đồng: Soạn thảo các hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế… liên quan đến nhà đất đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Kiểm tra tính hợp pháp của nhà đất: Kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ nhà đất, đảm bảo quyền sở hữu và quyền sử dụng đất hợp pháp.
  • Đăng bộ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
  • Đóng thuế, lệ phí: Hỗ trợ khách hàng đóng thuế, lệ phí liên quan đến giao dịch nhà đất.
  • Giải quyết tranh chấp nhà đất: Đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp nhà đất tại các cơ quan chức năng.
  • Trích lục hồ sơ: Trích lục các loại giấy tờ nhà đất liên quan ở Thành phố Tân Uyên bao gồm hồ sơ đất đai, thuế trước bạ, bản đồ địa chính…và các loại giấy tờ liên quan khác.
  • Các dịch vụ đo đạc đo vẽ nhà đất tại Tân Uyên, tách thửa đất, xin giấy phép xây dựng, hoàn công nhà ở, trích lục các loại giấy tờ đất, xóa thế chấp và tất cả các thủ tục giấy tờ tại Thành phố Tân Uyên

Lựa chọn dịch vụ giấy tờ Nhà Đất Hoàng Việt là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho các giao dịch nhà đất với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi hỗ trợ các thủ tục pháp lý đất đai miễn phí cho khách hàng qua số điện thoại 0933.999.895. Chân thành cám ơn quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ nhà đất Hoàng Việt trong suốt thời gian qua.

XEM THÊM:

Thành phố Bến Cát ở đâu? Thông tin cập nhật chi tiết mới nhất

Zalo
Phone