Thông tin Huyện Nhà Bè cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất

Thông tin chi tiết Huyện Nhà Bè cập nhật mới nhất

1/Huyện Nhà Bè nằm ở đâu?

Huyện Nhà Bè nằm ở phía đông nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Nhà Bè) và huyện Cần Giờ (qua sông Soài Rạp)
  • Phía tây giáp huyện Bình Chánh
  • Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và huyện Cần Giờ
  • Phía bắc giáp Quận 7.

Huyện có diện tích 100,43 km², dân số là 206.837 người, mật độ dân số đạt 2.060 người/km².

Huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía tây huyện Nhà Bè, con kênh Cây Khô nằm trên tuyến đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.

2/Thông tin Hành chính Huyện Nhà Bè

Huyện Nhà Bè ở đâu
Huyện Nhà Bè ở đâu?

Huyện Nhà Bè có bao nhiêu xã?

Huyện Nhà Bè có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nhà Bè và 6 xã: Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân (huyện lỵ), Phước Kiển, Phước Lộc.

Tên SL Mã bưu chính Dân số Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/km2)
Thị trấn Nhà Bè 8 45.395 5,99 7.578
Xã Hiệp Phước 4 20.687 38,02 544
Xã Long Thới 3 16.022 10,89 1.471
Xã Nhơn Đức 7 29.120 14,56 2.000
Xã Phước Kiển 9 60.898 15,04 4.049
Xã Phước Lộc 7 15.641 6,05 2.585
Xã Phú Xuân 8 36.116 10 3.611

Huyện Nhà Bè là một vùng đất có lịch sử hình thành cách đây hàng trăm năm. Suốt thời gian đó, đơn vị hành chính của huyện trải qua nhiều quá trình chia tách, sáp nhập. Đến ngày 06/01/1997 thì ranh giới, đơn vị hành chính của huyện mới được xác định như hiện nay. 

Diện tích tự nhiên Huyện Nhà Bè là 100,43km2, tổng dân số thống kê vào năm 2021 đạt 223.879 người, mật độ dân số khoảng 2.229 người/km2. Trong đó người Kinh chiếm 99% dân số, dân tộc khác chỉ chiếm 1%. Tỷ lệ người dân theo tôn giáo tại Huyện Nhà Bè đạt trên 45%, cư dân theo Phật giáo chiếm 25%, còn lại là Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo, Tin Lành,…

Tổng số doanh nghiệp hoạt động tại Huyện Nhà Bè là 4.622 doanh nghiệp, theo thống kê năm 2020 tổng thu ngân sách toàn huyện đạt 856,494 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người Huyện Nhà Bè đạt mức 65,542 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ lao động có việc làm là 74%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 0,25%.

Hiện nay, Huyện Nhà Bè đang được đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng giao thông, hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh về kinh tế trong tương lai. 

3/Huyện Nhà Bè định hướng lên Quận

Huyện Nhà Bè định hướng lên Quận 2025 - 2030
Huyện Nhà Bè định hướng lên Quận 2025 – 2030

Lộ trình phát triển của huyện Nhà Bè hiện nay đã được trình cho Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM. Đồng thời, huyện cũng đang xây dựng lộ trình đến năm 2025 cơ bản hoàn thành các tiêu chí để trở thành quận. Hiện huyện Nhà Bè đã đạt 23/30 tiêu chí.

Đối với những tiêu chí còn lại, huyện đang xây dựng lộ trình cụ thể để sớm hoàn thành.Trong đó, tiêu chí khó nhất là hoàn thiện hạ tầng giao thông đô thị. Tiêu chí này chúng tôi cần một nguồn vốn rất lớn để thực hiện, trong khi đó ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, dự kiến từ nay đến năm 2025, huyện cần tới hơn 30.000 tỉ đồng để hoàn thiện hạ tầng giao thông. Đây là số vốn “khủng” nên ở một số tuyến đường cụ thể, UBND huyện sẽ trình UBND TP.HCM để xin chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Đơn cử như tuyến đường 15B, là một tuyến đường huyết mạch kết nối từ quận 7 – Nhà Bè và Cần Giờ. Huyện cần xin TP chấp thuận cho huyện được nghiên cứu theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm. Có nghĩa là Nhà nước sẽ kêu gọi người dân cùng các doanh nghiệp hỗ trợ vốn và Nhà nước bỏ ngân sách để làm công tác bồi thường. Hiện UBND huyện Nhà Bè đang nghiên cứu và hy vọng phương án này sẽ gỡ được nhiều khó khăn trong nguồn vốn và đáp ứng các yêu cầu về phát triển đô thị.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn, để sớm hoàn thành các dự án trên thì công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) cần được đặt lên hàng đầu, bởi đây là một giai đoạn rất khó khăn.

4/Di tích danh thắng – địa danh nổi tiếng Huyện Nhà Bè

1/Đình Phú Xuân

Đình Phú Xuân
Đình Phú Xuân

Đình Phú Xuân là một trong các danh thắng nổi tiếng tại Nhà Bè: Đình Phú Xuân được thành lập vào năm Canh Tý (1900), tính đến nay, Đình Phú Xuân đã có trên 100 năm, tọa lạc trên một khuôn viên rộng khoảng 770m2, gần bên Rạch Đôi. Trước Đình có cổng Tam quan bằng bê tông cốt thép, trên đắp nổi ba chữ “Đình Phú Xuân” bằng gốm.
Về mặt kiến trúc, Đình Phú Xuân được cấu trúc theo trục dọc, gồm hai khối nhà tiền điện và chính điện nối với nhau.
Trải qua hơn trăm năm, Đình Phú Xuân không chỉ là một cơ sở tín ngưỡng dân gian, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị kiến trúc tiêu biểu của Đình Nam Bộ. Khuôn viên đình có nhiều cây xanh lâu năm. Hằng năm, vào dịp lễ Kỳ Yên tức là lễ “Cầu an” (16/02 âm lịch), cư dân địa phương cùng bá tánh thập phương lại đổ về thắp hương, dâng lễ vật lên Thần, tưởng nhớ các bậc tiền hiền đã có công khai phá lập thôn làng, thể hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam, Lễ cầu bông (16/10 âm lịch) nhằm mục đích cầu “Phong điều vũ thuận”, mùa màng bội thu, “Quốc thái dân an”, làng xóm yên vui, dân giàu nước mạnh, ngoài ra còn các tiểu lễ như: Cúng rằm (15 tháng giêng và 16/7), Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng năm), Lễ đưa Thần (25,30 tháng Chạp).

2/Miếu Ngũ Hành – Chùa Bà Châu Đốc 2

mieu-ngu-hanh-nha-be
Miếu Ngũ Hành Nhà Bè

Địa chỉ: Hẻm 908, Đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Bà Châu Đốc có đến ba ngôi chùa cùng tên : Chùa Bà Châu Đốc haу còn gọi là chùa Bà Châu Đốc 1 nằm ở huуện Châu Đốc tỉnh An Giang, chùa Bà Châu Đốc 2 (Huyện Nhà Bè) ᴠà chùa Bà Châu Đốc 3 (Thành phố Thủ Đức). Mỗi dịp tết đến хuân ᴠề, người dân khắp nơi kéo ᴠề 3 ngôi chùa nàу hành hương cầu maу.

Thực chất хưa kia chùa Bà Châu Đốc 2 chỉ là ngôi miếu thờ nằm ven sông Soài Rạp và được xây dựng tạm bợ bằng cây dừa nước. Thời đó, người dân huуện Nhà Bè dựng lên ngôi miếu nàу để thờ những vong hồn trôi dạt ᴠề ᴠùng ngã ba ѕông trước cửa Miếu bây giờ. Về ѕau vào những năm 1980 – 1990, tục thờ cúng mới trở nên phổ biến. Năm 1993, một số vị sư đã tôn tạo và xây dựng thành Miếu Ngũ Hành ᴠà thành lập ra Ban Hương hội cho ngôi “Chùa – Miếu” nàу.

3/Phà Bình Khánh

Phà Bình Khánh
Phà Bình Khánh

Phà Bình Khánh là một tuyến phà hoạt động trên sông Soài Rạp, kết nối giao thông giữa huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đầu bắc của phà nằm ở cuối đường Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Đầu nam của phà nằm ở đầu đường Rừng Sác, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ. Phà bắt đầu hoạt động từ 5 giờ hàng ngày, cứ bình quân 15 phút là có một chuyến xuất phát. Từ 20 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau, thời gian giãn cách là 30 đến 45 phút một chuyến.

Phà Bình Khánh thường xuyên bị kẹt xe ở hai đầu bến, thường phải tăng tuyến nhất là vào các dịp nghỉ lễ. Để giải quyết tình trạng này cũng như nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Cần Giờ, vào tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý đề xuất xây dựng cầu Cần Giờ để thay thế cho phà Bình Khánh. Dự kiến cầu sẽ dài 3,4 km, có tổng mức đầu tư dự tính là 5.300 tỉ đồng và được thiết kế để mang tính biểu tượng.

5/Thông tin cầu Cần Giờ vượt sông Soài Rạp nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ cập nhật mới nhất

Những phương án xây dựng

nhung-phuong-an-xay-dung-cau-nha-be
Những phương án xây dựng cầu Cần Giờ – Nhà Bè

Phương án 1: Đường dẫn xuất phát từ đường Huỳnh Tấn Phát đi sát bên chung cư Phú Mỹ Thuận. Khi đến Trường THCS Phú Xuân thì chuyển hướng về bên phải đi sát vào nhà máy X51 của Công ty TNHH MTV đóng và sửa tàu Hải Minh. Sau đó, nhịp cầu sẽ bắc qua sông Soài Rạp (đoạn giao với sông Lòng Tàu). Đường dẫn tiếp tục đi qua khu dân cư bên phải phà Bình Khánh rồi kết nối vào khu vực đường Rừng Sác, cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Phương án 2: Đường dẫn bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát sau đó rẽ về dần phía đường Nguyễn Bình đến khu vực miếu Bà Chúa Xứ. Đường dẫn sẽ tiếp tục đi dọc theo bờ sông phía Nhà Bè và nhịp cầu sẽ bắc qua sông Soài Rạp, đáp xuống cù lao xã Bình Khánh (gần sông Chà). Tiếp theo đường dẫn đi song song với cao tốc Bến Lức – Long Thành đến đường Rừng Sác.

Phương án 3: Đường dẫn xuất phát từ đường Huỳnh Tấn Phát đi sát bên chung cư Phú Mỹ Thuận. Khi đến Trường THCS Phú Xuân thì chuyển dần về bên phải sát miếu Bà Châu Đốc 2. Đoạn tiếp hướng tuyến đi tương tự phương án 2.

Nhóm phương án đi theo trục đường 15B (đường 17 trong khu dân cư Phú Xuân) với tên gọi 2A, 4A, 4B.

Phương án 2A: Đường dẫn đi dọc theo đường 15B khi qua rạch Mương Ngang thì rẽ trái về phía Trường THPT Dương Văn Dương và đi tiếp đến miếu Bà Chúa Xứ. Từ đây, hướng tuyến trùng với phương án 2 (bên trên).

Phương án 4A, 4B đường dẫn đi dọc theo đường 15B khi qua rạch Mương Ngang thì băng qua đường Nguyễn Bình đến bờ sông Soài Rạp phía Nhà Bè. Nhịp cầu được bắc qua sông tại vị trí luồng cong của sông Soài Rạp đoạn gần cầu Bình Khánh – cao tốc Bến Lức – Long Thành. Khi qua bờ phía Cần Giờ, đường dẫn sẽ đi giữa cù lao xã Bình Khánh, tiếp đó tương tự phương án 2A và 3.

Điểm khác nhau giữa phương án 4A và 4B là vị trí đường dẫn tại bờ sông phía Nhà Bè.

Phối cảnh thiết kế cầu Nhà Bè – Cần Giờ

phoi-canh-thiet-ke-cau-nha-be-can-gio
Cầu Nhà Bè – Cần Giờ sẽ theo kiểu cầu dây văng, trụ tháp hình cây đước, chiều cao tháp 230m tính từ bệ trụ
Phối cảnh mặt cầu nhìn vào ban đêm
Phối cảnh mặt cầu nhìn vào ban đêm
Trong hình là kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ đã được UBND TP.HCM phê duyệt
Trong hình là kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ đã được UBND TP.HCM phê duyệt

6/Thông tin quy hoạch Huyện Nhà Bè 2025 – 2030

Thông tin bản đồ Quy Hoạch Huyện Nhà Bè 2025 - 2030
Thông tin bản đồ Quy Hoạch Huyện Nhà Bè 2025 – 2030

Theo thông tin quy hoạch trong giai đoạn 2025 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Huyện Nhà Bè tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự điều chỉnh như sau:

Huyện Nhà Bè quy hoạch thành 5 cụm

  • Cụm I có diện tích quy hoạch là 1.020 ha, nằm ở phía Đông Huyện Nhà Bè, bao gồm Xã Phú Xuân và Thị trấn Nhà Bè. Chức năng của cụm I là phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại phù hợp với sự hình thành và phát triển khu đô thị.
  • Cụm II có diện tích quy hoạch là 655 ha, nằm ở phía Bắc của huyện, bao gồm toàn bộ diện tích Xã Phước Kiển. Chức năng của cụm II là xây dựng nhà cao tầng xen kẽ nhà ở thấp.
  • Cụm III có diện tích quy hoạch 809 ha, bao gồm Ngã Ba Nhơn Đức, Nhơn Đức – Phước Kiển và khu đô thị phía Đông. Chức năng của cụm III là phát triển khu đô thị sầm uất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của toàn huyện. 
  • Cụm IV có diện tích quy hoạch 550 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Xã Hiệp Phước. Cụm IV được đầu tư mạnh tay trong việc nâng cấp và đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
  • Cụm V có diện tích quy hoạch 725 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Xã Phước Lộc, một phần Xã Nhơn Đức và toàn bộ Xã Long Thới. Chức năng của cụm V là tập trung phát triển chuyên canh về nông nghiệp đảm bảo nguồn lương thực và hình thành các không gian xanh.

Quy hoạch khu công viên cây xanh Nhà Bè

  • Xây dựng Khu công viên văn hóa du lịch 166 ha xã Long Thới. 
  • Phát triển Khu cây xanh dự trữ khoảng 229,27 ha Xã Phước Kiển. 
  • Xây dựng các khu công viên cây xanh – thể dục thể thao bố trí xen kẽ trong các khu ở.
  • Tập trung phát triển các khu công viên dọc các nhánh sông lớn như sông Mương Chuối, rạch Dơi, Long Kiển, Tắc Bà Phổ, rạch Cây Khổ, rạch Cổng Vĩnh, rạch Ông Bổn… 
  • Xây dựng Khu công viên chuyên đề thuộc đô thị Cảng Hiệp Phước. 
  • Phát triển hệ thống cây xanh cách ly khu công nghiệp với dân cư và cây xanh hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật,…

Quy hoạch đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Nhà Bè

  • Xây dựng Khu công nghiệp Hiệp Phước dọc sông Soài Rạp, quy mô 2.000 ha với vai trò  khu công nghiệp – dịch vụ cảng – logistics. 
  • Xây dựng Cảng Hiệp Phước khoảng 335 ha. 
  • Phát triển khu kho, cảng Nhơn Đức khoảng 106,16 ha tại ngã ba sông Bà Lào và rạch Tôm (thay thế cảng Cây Khô do không đảm bảo về luồng, tuyến).
  • Xây dựng Tổng kho xăng dầu Nhà Bè khoảng 157,1 ha. 
  • Đan cài các xí nghiệp không gây ô nhiễm trong các khu dân cư trên địa bàn huyện.

Về nông nghiệp, đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp của Huyện Nhà Bè còn lại 200 ha, tập trung tại các Xã Phước Lộc, Xã Nhơn Đức và Xã Long Thới.

7/Định hướng phát triển của Huyện Nhà Bè 2025 – 2030

Trong giai đoạn năm 2025 – 2030, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè định hướng phát triển nơi đây trở thành khu đô thị kết hợp với nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó các mục tiêu mà huyện lỵ hướng đến là:

Phát triển đô thị

  • Phát triển khu đô thị Nhà Bè gắn liền với vùng đô thị phía Nam của thành phố gồm huyện Bình Chánh, Cần Giờ, quận 7 và Cần Giuộc.
  • Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế đô thị. Tái cơ cấu mạnh mẽ ngành thương mại – dịch vụ, nhất là du lịch và bất động sản.
  • Phát triển đô thị bền vững dựa trên nền tảng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bằng hàng loạt công trình phúc lợi và công cộng.

Phát triển nông nghiệp

  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sạch.
  • Giảm quy mô sản xuất nông nghiệp kiểu truyền thống từ 4.000 hecta xuống còn 200 hecta phục vụ cho ngành nông nghiệp công nghệ cao
  • Khuyến khích phát triển mô hình nông sản sạch bằng cách trợ vốn và hỗ trợ đầu ra
  • Đến năm 2025 giá trị sản xuất ước đạt 50%, đến năm 2030 là 90%.

Các dự án, đầu tư

  • Mở rộng hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư trong ngoài vùng. Trong đó, huyện tập trung mở rộng các trục đường lớn bao gồm Nguyễn Bình, Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ, kho B, kho C, đường 15B…
  • Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và xây mới cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để tạo động lực phát triển kinh tế.
  • Mạnh tay cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình lưu trữ hồ sơ. Theo đó, huyện lỵ sẽ hỗ trợ nhanh chóng cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, sản xuất, đầu tư. 

8/Thông tin Ủy Ban nhân dân Huyện Nhà Bè

ủy ban nhân dân huyện nhà bè
Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè

Địa chỉ, số điện thoại UBND Huyện Nhà Bè

Địa chỉ: 330 Nguyễn Bình, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 3773 6644

Giờ làm việc: Bộ phận tiếp công dân của Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, Chủ nhật, nghỉ Lễ, nghỉ Tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:

Giờ làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30;

Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h30 đến 17h.

Cơ cấu tổ chức UBND Huyện Nhà Bè

Ban Thường trực

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân
  • Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
  • Ủy viên Ủy ban nhân dân

Các phòng ban

  • Văn phòng Ủy ban nhân dân
  • Phòng Tài chính – Kế hoạch
  • Phòng Kinh tế
  • Phòng Y tế
  • Phòng Giáo dục – Đào tạo
  • Phòng Nội vụ
  • Phòng Quản lý đô thị
  • Phòng Tài nguyên Môi trường
  • Phòng Văn hóa – Thông tin
  • Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Phòng Thanh tra
  • Phòng Pháp chế

Các đơn vị sự nghiệp

  • Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Du lịch
  • Trung tâm Y tế Dự phòng
  • Trung tâm Y tế Dược
  • Trung tâm Y tế
  • Trung tâm Công tác thanh thiếu niên
  • Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
  • Trung tâm Bảo trợ Trẻ em
  • Trung tâm Công tác xã hội

Chức năng nhiệm vụ UBND Huyện Nhà Bè

  • Lãnh đạo UBND Huyện Nhà Bè thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý nhà nước về các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, môi trường, tài nguyên, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, hội nhập quốc tế, công tác thanh niên, thể thao, du lịch, thông tin – truyền thông và những lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
  • UBND Huyện Nhà Bè ban hành quy định về quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
  • Đề xuất với Hội đồng nhân dân thành phố những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng nhân dân thành phố; thực hiện các quyết định của Hội đồng nhân dân thành phố.
  • Phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.

9/Thông tin Công An Huyện Nhà Bè

Công An Huyện Nhà Bè
Công An Huyện Nhà Bè

Địa chỉ: Số 335 Nguyễn Bình, ấp 2, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM

Số điện thoại:  028 37851743

Website: http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/cong-an-huyen-nha-be

Thời gian làm việc:

Công an Huyện Nhà Bè làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ, nghỉ tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:

Giờ làm việc buổi sáng: từ 7h30 đến 12h

Giờ làm việc buổi chiều: từ 13h30 đến 17h

Ngoài ra, Công an Huyện Nhà Bè luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.

Chức năng và nhiệm vụ C.A Huyện Nhà Bè

Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.

10/Thông tin Bệnh viện Huyện Nhà Bè

Bệnh viện Huyện Nhà Bè
Bệnh viện Huyện Nhà Bè

Bệnh viện Nhà Bè là một cơ sở y tế công lập, được thành lập vào năm 2007 theo quyết định số 61/QĐ-UBND năm 2007 của UBND TP.Hồ Chí Minh. Bệnh viện ban đầu được chia tách từ Trung Tâm Y tế huyện Nhà Bè và đã trở thành một bệnh viện đa khoa có cơ sở vật chất hiện đại với 110 giường bệnh.

Bệnh viện đã cung cấp nhiều chuyên khoa khác nhau, bao gồm nội, ngoại, sản, nhi, y học cổ truyền, hồi sức cấp cứu, chống độc, và nhiều khoa khác. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế được đào tạo, cập nhật kiến thức và công nghệ mới để đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Thời gian hoạt động

Bệnh viện Nhà Bè có lịch làm việc cụ thể như bên dưới, các bạn có thể tham khảo để thuận tiện sắp xếp thời gian đến bệnh viện khi có nhu cầu.

  • Thứ 2 đến thứ 6: Làm việc từ 7h00 đến 16h30.
  • Thứ 7: Làm việc từ 7h00 đến 11h00.
  • Chiều thứ 7 và cả ngày chủ nhật: Bệnh viện không khám bệnh, chỉ tiến hành trực cấp cứu khi cần thiết.

Địa chỉ và thông tin liên hệ Bệnh viện Nhà Bè

Các bạn có thể liên hệ với bệnh viện bằng các thông tin chi tiết dưới đây:

  • Địa chỉ: 281A Lê Văn Lương, Ấp 3, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 37815 558
  • Fax: 028 378 17 068
  • Website: https://www.benhviennhabe.vn/
  • Email: bv.nhabe@tphcm.gov.vn

Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm phục vụ người bệnh. Bệnh viện còn có hệ thống bảo hiểm y tế được liên kết với nhiều công ty bảo hiểm, giúp giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

11/Những tiềm năng phát triển của Huyện Nhà Bè

Tiềm năng phát triển kinh tế Huyện Nhà Bè
Tiềm năng phát triển kinh tế Huyện Nhà Bè

Theo các chuyên gia kinh tế, huyện Nhà Bè hiện có tiềm năng, lợi thế rất lớn cả về điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng và những thuận lợi do địa phương xung quanh mang lại. Những lợi thế sẵn có của huyện Nhà Bè có thể kể đến là: Khu đô thị cảng Hiệp Phước, sông Soài Rạp, dự án xây dựng trục Bắc-Nam, tuyến đường nối Khu công nghiệp Hiệp Phước vào trung tâm thành phố… Đây là tuyến đường TP Hồ Chí Minh đang triển khai xây dựng với lộ giới 60m, xuyên qua nội thành nối các huyện: Hóc Môn, Củ Chi… đến Campuchia, mở ra lợi thế rất lớn cho huyện Nhà Bè.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển TP Hồ Chí Minh thuộc nhóm cảng biển số 4, trong đó, huyện Nhà Bè được quy hoạch có khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp và khu bến Nhà Bè trên sông Nhà Bè, có chức năng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam.

Với lợi thế về vị trí địa lý và các quỹ đất quy hoạch quanh cảng, cụm cảng Hiệp Phước có tiềm năng lớn trong việc phát triển các dịch vụ logistics cho khu vực Nhà Bè, kết nối đường thủy với cụm cảng Cái Mép làm hậu phương vững chắc cho hoạt động xuất, nhập khẩu của miền Nam. Định hướng này cũng hoàn toàn phù hợp với kế hoạch phát triển ngành logistics trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là: Huyện Nhà Bè được quy hoạch có Trung tâm logistics Hiệp Phước với quy mô hơn 250ha, chức năng làm trung tâm phân phối hàng thương mại điện tử, hàng nội địa… Vấn đề là khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế cảng biển, sông nước sao cho hiệu quả để phát triển nhanh, bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho địa phương mới là điều cốt lõi.

TỔNG KẾT

Bài viết đã chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan đến Huyện Nhà Bè được cập nhật mới nhất. Việc tận dụng tiềm năng phát triển của huyện Nhà Bè thành đô thị vệ tinh của TP.HCM sẽ thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… để phát triển huyện lên một tầm cao mới.

XEM THÊM:

Thông tin chi tiết về Thành phố Thủ Đức cập nhật mới nhất

Zalo
Phone