Thông tin chi tiết Huyện Tân Phú cập nhật mới nhất

Thông tin Huyện Tân Phú cập nhật chính xác nhất

Huyện Tân Phú - Tỉnh Đồng Nai
Huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai

Huyện Tân Phú ở đâu?

Huyện Tân Phú trực thuộc Tỉnh Đồng Nai. Trên địa bàn huyện có Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Vị trí địa lý, dân số

Huyện Tân Phú nằm ở phía bắc của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
  • Phía tây giáp huyện Tân Phú
  • Phía nam và tây nam giáp huyện Định Quán
  • Phía bắc giáp huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng và huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Huyện có diện tích 802,4 km² (phần lớn là diện tích rừng Cát Tiên) và dân số là 170.670 người (năm 2019).

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được xây dựng.

Lịch sử hình thành

Thời Việt Nam Cộng hòa, vùng đất hai huyện Tân Phú và Định Quán ngày nay là địa bàn quận Định Quán, tỉnh Long Khánh. Quận Định Quán khi đó gồm 4 xã: Định Quán, Đồng Hiệp, Phương Thọ, Chánh Hưng; trong đó địa bàn huyện Tân Phú ngày nay thuộc các xã Phương Thọ (gồm các ấp Phương Lâm, Thọ Lâm, Mán 5 sao trắng), Đồng Hiệp (gồm các ấp: Trà Cổ, Phước Lâm, Lộc Lâm), ngoài ra còn có 23 xóm thôn người Thượng rải rác.

Ngày 10 tháng 4 năm 1991, tách thị trấn Định Quán và 6 xã: Phú Cường, Phú Hoa, Phú Hòa, Phú Ngọc, Phú Túc, Suối Nho để thành lập huyện Định Quán.

Huyện Tân Phú còn lại 10 xã: Dak Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc và Phú Thanh.

Ngày 15 tháng 9 năm 1992, chia xã Phú Lộc thành 2 xã: Phú Lộc, Trà Cổ và thị trấn Tân Phú (thị trấn huyện lỵ).

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 109-CP, theo đó:

  • Chia xã Phú Bình thành 3 xã: Phú Bình, Phú Sơn và Phú Trung
  • Chia xã Phú Lộc thành 2 xã: Phú Lộc và Phú Thịnh
  • Chia xã Phú Thanh thành 2 xã: Phú Thanh và Phú Xuân
  • Chia xã Phú Lập thành 2 xã: Phú Lập và Tà Lài
  • Chia xã Phú Lâm thành 2 xã: Phú Lâm và Thanh Sơn.

Hiện nay huyện Tân Phú có 1 thị trấn và 17 xã như trên.

Thông tin Hành chính

Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú
Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú

Huyện Tân Phú có bao nhiêu xã và Thị trấn?

Huyện Tân Phú gồm 1 thị trấn Tân Phú và 17 xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Trung, Phú Xuân, Tà Lài, Thanh Sơn, Trà Cổ.

 Các cơ quan chuyên môn: Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Nội Vụ, phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Văn hoá và Thông tin; Phòng Y tế; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tư pháp; Phòng Kinh tế – Hạ tầng; Thanh tra huyện; Phòng Dân tộc, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thông tin Ủy ban nhân dân Huyện Tân Phú

Điện Thoại: 02513.856.050 – Fax: 02513. 856.147 – Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
Địa chỉ: số 175, đường Nguyễn Tất Thành, khu 7, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 

Lãnh đạo Huyện

   1. Chủ tịch: Nguyễn Hữu Ký

   2. Phó Chủ tịch: Phạm Duy Thi

  3. Phó Chủ tịch: Phạm Ngọc Hưng

Thông tin kinh tế

Huyện Tân Phú là huyện miền núi của tỉnh Đồng nai, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7,82%, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 11,8% năm. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 8,1% trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 1.166 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 1 nhà máy chế biến hạt điều của Công ty Donafoods thuộc doanh nghiệp nhà nước, còn lại chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán của các hộ gia đình quy mô nhỏ.
Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN năm 2010 đạt khoảng 77,571 tỷ đồng. Sản lượng công nghiệp chủ yếu là khai thác VLXD, khai thác cát, đá, gạch và các ngành chế biến nông sản thực phẩm, gia công cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Khu công nghiệp

Khu công nghiệp Huyện Tân Phú
Khu công nghiệp Huyện Tân Phú

Được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2007, với diện tích 54 hécta, KCN Tân Phú (thị trấn Tân Phú) hiện đã có 5 nhà đầu tư với tỷ lệ lấp đầy đạt gần 90%.

Đặc biệt, KCN Tân Phú vừa được Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam quyết định chọn là nơi mở rộng sản xuất với dự án xây dựng nhà xưởng có quy mô lớn cho khoảng 12 ngàn lao động phổ thông, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020. Đến nay, tổng nguồn vốn các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Tân Phú đạt trên 113 triệu USD, sau khi Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam đi vào hoạt động sẽ nâng tổng số lao động địa phương làm việc trong KCN Tân Phú lên khoảng 17 ngàn người.

Trên địa bàn huyện có KCN Tân Phú và CCN Phú Thanh (xã Phú Thanh), dù hình thành từ lâu nhưng trước đây vẫn gặp khó khăn trong thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nhờ một số dự án giao thông trọng điểm kết nối với các trung tâm kinh tế trong vùng mà nhiều nhà đầu tư đã đến với Tân Phú. Trong đó, đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, đặc biệt là dự án giai đoạn 1 (Dầu Giây – Tân Phú) được đầu tư thực hiện trong thời gian không xa sẽ là cơ sở để nhà đầu tư tìm về Tân Phú phát triển công nghiệp.

Khu du lịch

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp, Tân Phú cũng có những dự án cho du lịch. Trong đó, dự án khu vực hồ Đa Tôn (thuộc các xã Thanh Sơn, Phú An, Phú Xuân) đang được nhà đầu tư nhắm tới với tổng diện tích trên 1,3 ngàn hécta. Nếu dự án này thành công sẽ góp phần thay đổi diện mạo cho Tân Phú, đặc biệt là khu vực xung quanh hồ, tạo đà phát triển các ngành thương mại, dịch vụ của huyện.

Ngành chế biến nông sản thực phẩm

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sử dụng nguyên liệu tại chỗ từ sản phẩm nông nghiệp như: Cà phê, hạ điều, đậu nành, trái cây sấy khô đóng gói.
Khuyến khích và hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm làm gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
 Triển khai các đề án cây trồng chủ lực, phát triển các vùng chăn nuôi và giết mổ tập trung nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy xí nghiệp. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp của huyện, đảm bảo cho ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm phát triển bền vững.
Tăng cường công tác liên kết giữa 4 nhà gồm: Nhà nước; Nhà khoa học; Nhà Nông; Nhà Doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và vai trò của các cơ quan nghiên cứu chuyển giao KHCN vào sản xuất và chế biến, và sự đồng hành của nhà nước trong viện quản lý và hoạch định các chính sách phát triển công nghiệp.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp các doanh nghiệp định hướng phát triển các ngành nghề, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ngành công nghiệp cơ khí, gỗ, dệt may.

Khuyến khích các cơ sở sản suất cơ khí đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới để phát triển các sản phẩm cơ khí, vật liệu xây dựng (tole, xà gồ, vì kèo, cấu kiện kim loại…) phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Đẩy mạnh công tác khuyến công tới các cơ sở sản xuất và các đối tượng trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm đối với các cơ sở sửa chữa cơ khí vừa và nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, các cơ sở chế biến gỗ mỹ nghệ, trang trí nội thất, mây tre lá, nhằm phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với giải quyết việc làm tại chỗ.
Phối hợp với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp của huyện, có kế hoạch mở rộng các loại hình đào tạo và quy mô của các cơ sở dạy nghề dệt, may trên địa bàn. Thực hiện liên danh, liên kết với các tổ chức xã hội; trường học, doanh nghiệp đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao của Khu Công nghiệp.

Thông tin giáo dục

Trường THPT Đoàn Kết
Trường THPT Đoàn Kết

Pòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đã tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ với nhiều biện pháp sáng tạo, phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương, đơn vị. Công tác quản lý tiếp tục được đổi mới, đẩy mạnh theo yêu cầu tăng cường phân công, phân cấp, tăng quyền tự chủ, xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Công tác huy động học sinh ra lớp đạt và vượt kế hoạch đã đề ra.

Đội ngũ nhà giáo, viên chức lãnh đạo, quản lý, nhân viên được chú trọng bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; các chế độ chính sách của viên chức và học sinh được quan tâm giải quyết kịp thời, góp phần tạo điều kiện thuận lợi đội ngũ nhà giáo an tâm công tác và gắn bó với nghề nghiệp, an tâm học tập.

Chất lượng GD&ĐT được duy trì, một số môn đạt thành tích cao hơn năm học trước; các trường đã thực hiện khá tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, giảng dạy tiếp tục được mở rộng. Công tác tổ chức phụ đạo được quan tâm, nâng dần chất lượng học tập và giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học.

Những khó khăn thách thức

Trường THPT Thanh Bình
Trường THPT Thanh Bình

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phòng GD&ĐT huyện Tân Phú cũng chỉ ra 12 hạn chế, khó khăn trong công tác lãnh đạo, quản lý, giảng dạy cần khắc phục trong thời gian tới. Trong đó, khó khăn nhất là việc thiếu giáo viên và nhân viên ở các trường. Hiện nay trên địa bàn huyện có 58 trường công lập, trong đó: có 20 trường Mầm non, 20 trường Tiểu học và 18 trường THCS, số biên chế cần sử dụng cho năm học mới là 2.444 người, tuy nhiên, hiện tại có 2.023 đang thiếu 128 người, trong đó có 98 giáo viên và 27 nhân viên. Nhu cầu các trường đăng ký cao nhưng tuyển dụng khoảng 40%, do nguồn tuyển dụng không có cho nên không đáp ứng được nhu cầu của các nhà trường.

Để khắc phục khó khăn này, Phòng GD&ĐT huyện Tân Phú tiếp tục chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch xin chủ trương để tiếp tục tuyển dụng trong quý IV của năm. Đồng thời, có những giải pháp tạm thời như là xin chủ trương hợp đồng thỉnh giảng hoặc hợp đồng chuyên môn để giải quyết việc thiếu giáo viên cục bộ và cố gắng đáp ứng tốt nhất thực hiện nhiêm vụ giảng dạy đối với các trường trong năm học mới.

Thông tin y tế

Bệnh viện đa khoa Huyện Tân Phú
Bệnh viện đa khoa Huyện Tân Phú

Trung tâm Y tế Huyện Tân Phú

  • Tên trụ sở: Trung tâm Y tế huyện Tân Phú.
  • Địa chỉ: Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
  • Điện thoại: 0251.3856.212,
  • Fax: 02513.696.890
  • Email: bvdktanphu@gmail.com
  • Website: trungtamytetanphu.vn
Thông tin lãnh đạo:
a. Trưởng phòng:
– Họ và tên: Nguyễn Thanh Dũng
– Điện thoại: 02513.697575             

Hệ thống tổ chức

Hiện nay Trung tâm y tế Huyện Tân Phú có 05 Phòng chức năng: Tổ chức-Hành chính, Tài chính-Kế toán, Kế hoạch-Nghiệp vụ, Điều dưỡng, Dân số bao gồm 13 Khoa cụ thể: Dược-Trang thiết bị-Vật tư Y tế, Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Y tế công cộng và Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Hồi sức cấp cứu, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Khám bệnh, Ngoại Tổng hợp, Nội tổng hợp-Nhi-Nhiễm, Y học cổ truyền và PHCN.

Ngoài ra còn 18 Trạm Y tế nằm ở các xã như: Xã Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú Lập, Tài Lài, Phú Thịnh, Phú Lộc, Thị trấn Tân Phú, Trà Cổ, Phú Điền, Phú Xuân, Phú Lâm, Phú Thanh, Thanh Sơn, Phú An, Phú Bình, Phú Trung, Phú Sơn, Đắc Lua.

Trung tâm Y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Thông tin hạ tầng giao thông

Trong thời gian tới, dự kiến 2 tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc sẽ được khởi công. Do đó, huyện sẽ chú trọng nguồn lực để triển khai các dự án trên và khai thác các tiềm năng, thế mạnh để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Dự kiến khởi công 2 dự án đường cao tốc trong năm 2024

Theo Bộ Giao thông vận tải, Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2024. Đây là dự án đường cao tốc do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản.

Đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú là một trong 3 dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Dự án có tổng chiều dài hơn 60km, đi qua địa bàn các huyện: Thống Nhất, Định Quán và Tân Phú.

Dự án có điểm đầu (Km0) giao với quốc lộ 1 tại khoảng Km1829+500, trùng với điểm cuối đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất; điểm cuối (Km60+243.83) vượt qua vị trí giao cắt với quốc lộ 20 (tại Km69+400 – quốc lộ 20) khoảng 200m, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú. Tổng vốn đầu tư Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1 dự kiến khoảng 8,7 ngàn tỷ đồng.

Thông tin quy hoạch 

Liên quan đến những dự án phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ của huyện Tân Phú, Giám đốc Sở Kế hoạch – đầu tư (KH-ĐT) Hồ Văn Hà cho rằng, Tân Phú cần rà soát lại các quy hoạch trên địa bàn huyện, nhất là đối với những đề xuất mở rộng, đầu tư mới CCN một cách chính xác để quá trình phát triển cơ cấu công nghiệp phù hợp với địa phương.

Theo ông Hồ Văn Hà, Tân Phú cần điều chỉnh quy hoạch và có dự báo đúng tình hình phát triển về giao thông, thủy lợi, hạ tầng để thực hiện quy hoạch phù hợp, bảo đảm đầu tư đúng mục đích, không bị lãng phí.

Thẩm định nguồn vốn cho dự án mở rộng

Hiện Sở KH-ĐT đã phối hợp với UBND huyện Tân Phú thực hiện thẩm định nguồn vốn cho dự án mở rộng, chiếu sáng đường Tà Lài. Hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa tuyến đường Đắc Lua đi Đăng Hà (đường vào ấp 7, xã Đắc Lua). Các dự án dự kiến thực hiện trong năm như: đường Nguyễn Du, đường Hùng Vương cũng đã được Sở KH-ĐT trình UBND tỉnh, dự kiến khởi công trong năm.

Tân Phú là một trong số ít huyện còn nhiều khó khăn, do đó luôn nhận được sự quan tâm từ lãnh đạo tỉnh trong vấn đề đầu tư phát triển. Tuy nhiên, huyện Tân Phú cần rà soát kỹ, nắm đúng thực trạng các dự án đề xuất, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục theo quy định. Đây sẽ là cơ sở để các sở, ngành có đủ tư liệu tham mưu cho UBND tỉnh.

Những tiềm năng phát triển

Đánh giá những tiềm năng phát triển của Tân Phú, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng, Tân Phú là huyện còn nhiều khó khăn nên luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh. Muốn phát triển Tân Phú cần điều chỉnh lại các quy hoạch, có chiến lược lâu dài, bảo đảm sự phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu huyện Tân Phú chủ động phối hợp với các sở, ngành nhanh chóng thực hiện các dự án đã được phê duyệt. Đối với các dự án đang đề xuất, cần rà soát lại quy hoạch, đặc biệt là các quy hoạch về giao thông cần có tầm nhìn xa hơn, bởi huyện Tân Phú còn nhiều tiềm năng phát triển cả về công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ trong tương lai.

Điều chỉnh quy hoạch khu dân cư

Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Hữu Nguyên chia sẻ, sở đồng tình với đề xuất của huyện về việc điều chỉnh quy hoạch khu dân cư Phú Bình thành khu tái định cư phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc. Qua đó đảm bảo công tác tái định cư cho người dân khi triển khai 2 dự án đường cao tốc nói trên. Địa phương cần rà soát vấn đề này để sớm điều chỉnh quy hoạch, chủ trương đầu tư của dự án đảm bảo đúng quy định, trình tự.

Đồng quan điểm, Giám đốc Sở Xây dựng Hồ Văn Hà cho rằng, sở thống nhất với địa phương về việc điều chỉnh quy hoạch khu dân cư Phú Bình 11 hécta thành khu tái định cư phục vụ 2 dự án đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc. Huyện cần sớm có văn bản, tờ trình cụ thể để sở tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh từ mục nhóm nhà ở sang mục tái định cư trong chương trình phát triển nhà ở của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, cấp thiết của địa phương.

Vườn quốc gia Cát Tiên

Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50″ tới 11°50′20″ vĩ bắc, và từ 107°09′05″ tới 107°35′20″ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.

VQG là ” ngôi nhà” của 300 loài chim chiếm gần 50% số loài tại Việt Nam. Hơn 450 loài bướm chiếm hơn 50% số loài tại Việt Nam.

Nơi đây còn có trạm cứu hộ gấu nằm trên đảo tiên ( đảo tiên có diện tích là 57 ha có nhiều loài động vật quý hiếm như vượn đen má vàng, voọc bạc, voọc chà vá chân đen, cu li nhỏ…

Dịch vụ giấy tờ nhà đất Huyện Tân Phú

Dịch vụ giấy tờ nhà đất Hoàng Việt có trụ sở đặt tại Tỉnh Đồng Nai, chuyên hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà đất một cách an toàn, hợp pháp. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm nhiều công việc như:

  • Tư vấn pháp lý về nhà đất: Giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin về luật nhà đất, quy trình giao dịch, hướng dẫn thủ tục pháp lý liên quan đến nhà đất.
  • Soạn thảo hợp đồng: Soạn thảo các hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế… liên quan đến nhà đất đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
  • Kiểm tra tính hợp pháp của nhà đất: Kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ nhà đất, đảm bảo quyền sở hữu và quyền sử dụng đất hợp pháp.
  • Đăng bộ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
  • Đóng thuế, lệ phí: Hỗ trợ khách hàng đóng thuế, lệ phí liên quan đến giao dịch nhà đất.
  • Giải quyết tranh chấp nhà đất: Đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp nhà đất tại các cơ quan chức năng.
  • Trích lục hồ sơ: Trích lục các loại giấy tờ nhà đất liên quan ở Huyện Tân Phú bao gồm hồ sơ đất đai, thuế trước bạ, bản đồ địa chính…và các loại giấy tờ liên quan khác.
  • Các dịch vụ đo đạc đo vẽ nhà đất tại Tân Phú, tách thửa đất, xin giấy phép xây dựng, hoàn công nhà ở, trích lục các loại giấy tờ đất, xóa thế chấp và tất cả các thủ tục giấy tờ tại Huyện Tân Phú

Lựa chọn dịch vụ giấy tờ Nhà Đất Hoàng Việt là điều quan trọng để đảm bảo an toàn cho các giao dịch nhà đất với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi hỗ trợ các thủ tục pháp lý đất đai miễn phí cho khách hàng qua số điện thoại 0933.999.895. Chân thành cám ơn quý khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ nhà đất Hoàng Việt trong suốt thời gian qua.

nhà đất hoàng việt

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo