Contents
- Bình yên xanh mát tại công viên Hoàng Văn Thụ
- Công viên Hoàng Văn Thụ: Chốn bình yên giữa lòng Sài Gòn
- Lịch sử hình thành và phát triển công viên Hoàng Văn Thụ
- Ý nghĩa và vai trò của Công viên Hoàng Văn Thụ đối với TPHCM
- Một số hoạt động tại Công viên Hoàng Văn Thụ
- Một số thông tin chi tiết về Công viên Hoàng Văn Thụ
- Lời kết
Bình yên xanh mát tại công viên Hoàng Văn Thụ
Công viên Hoàng Văn Thụ, với tôi không chỉ là một mảng xanh giữa lòng thành phố, mà còn là một phần ký ức tuổi thơ, một người bạn đồng hành thân thiết trong suốt những năm tháng trưởng thành. Nếu Sài Gòn là một bản nhạc sôi động, thì Công viên Hoàng Văn Thụ chính là nốt lặng êm đềm giữa những giai điệu hối hả. Đó là nơi tôi tìm về mỗi khi cần một chút bình yên, một chút lắng đọng cho tâm hồn.
Công viên Hoàng Văn Thụ: Chốn bình yên giữa lòng Sài Gòn
Tôi sinh ra và lớn lên ở quận Tân Bình, và Công viên Hoàng Văn Thụ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi từ thuở ấu thơ. Từ những buổi chiều rong chơi cùng bạn bè, những buổi sáng chạy bộ rèn luyện sức khỏe, cho đến những khoảnh khắc yên bình ngồi ngắm hoàng hôn bên đường, công viên này đã chứng kiến biết bao kỷ niệm vui buồn của tôi và biết bao người dân khác trong khu vực. Hôm nay, Nhà Đất Hoàng Việt, một người con của Quận Tân Bình muốn chia sẻ với các bạn về Công viên Hoàng Văn Thụ dưới góc nhìn của một người dân đã gắn bó với nơi này suốt bao năm qua.
Từ ký ức tuổi thơ những năm 1990
Đối với tôi và những đứa trẻ khác trong xóm, Công viên Hoàng Văn Thụ là một sân chơi rộng lớn và đầy màu sắc. Chúng tôi đã dành hàng giờ đồng hồ để khám phá từng ngóc ngách của công viên, từ những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát, đến những bãi cỏ xanh mướt, và đặc biệt là khu vui chơi với những trò chơi thú vị như cầu trượt, xích đu, và nhà bóng. Tiếng cười đùa của trẻ thơ vang vọng khắp công viên, tạo nên một không khí vui tươi và sôi động.
Vào những dịp cuối tuần hay ngày lễ, gia đình tôi thường tổ chức những buổi dã ngoại tại công viên. Chúng tôi trải thảm trên bãi cỏ, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và trò chuyện rôm rả, nững khoảnh khắc sum họp gia đình ấm áp giữa không gian xanh mát của công viên đã trở thành những kỷ niệm đẹp đẽ trong ký ức của tôi.
Công viên cũng là nơi tôi thường xuyên hẹn hò với bạn bè, thời chưa có internet , chúng tôi cùng nhau đạp xe, chơi thể thao, hay đơn giản chỉ là ngồi trò chuyện và ngắm cảnh. Những buổi gặp gỡ bạn bè tại công viên đã giúp chúng tôi gắn kết tình bạn và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.
Đến lá phổi xanh giữa lòng Thành phố
Đối với người dân lân cận, công viên Hoàng Văn Thụ như một “lá phổi xanh” quý giá, mang đến không khí trong lành và mát mẻ giữa lòng thành phố ồn ào và náo nhiệt. Mỗi buổi sáng sớm hay chiều tà, tôi thường đến công viên để hít thở không khí trong lành, tản bộ dưới những hàng cây xanh mát, và cảm nhận sự yên bình giữa thiên nhiên.
Sau những giờ làm việc căng thẳng, công viên là nơi lý tưởng để chúng tôi thư giãn và tái tạo năng lượng. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi qua những tán lá, và không gian xanh mát đã giúp chúng tôi xua tan mệt mỏi và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Công viên cung cấp nhiều không gian và tiện ích để người dân rèn luyện sức khỏe, tôi có thể chạy bộ trên đường chạy chuyên dụng, tập thể dục tại các khu tập thể dục ngoài trời, hay tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, cầu lông…
Sự thay đổi và phát triển của công viên Hoàng Văn Thụ qua năm tháng
Trong những năm qua, tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi và phát triển tích cực tại Công viên Hoàng Văn Thụ. Các khu vui chơi, đường chạy bộ, và các tiện ích khác đã được nâng cấp và cải tạo, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dân. Công viên cũng được trang bị thêm nhiều cây xanh và hoa, tạo nên không gian xanh mát và đẹp mắt hơn.
Tuy nhiên, công viên cũng phải đối mặt với một số thách thức, như tình trạng xả rác bừa bãi, tiếng ồn từ các hoạt động giải trí, và việc bảo vệ cây xanh khỏi sự phá hoại. Chúng tôi, những người dân sống gần công viên, luôn ý thức về việc bảo vệ và gìn giữ môi trường xanh này. Chúng tôi thường xuyên tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường, và nhắc nhở nhau tuân thủ các quy định của công viên.
Nơi cộng đồng gắn kết nhau lại
Công viên Hoàng Văn Thụ không chỉ là nơi thư giãn và giải trí, mà còn là nơi gặp gỡ và giao lưu của cộng đồng dân cư, nơi đây thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng tại công viên, như các buổi tập thể dục sáng, các lớp học khiêu vũ, hay các chương trình văn nghệ. Những hoạt động này đã giúp chúng tôi gắn kết tình làng nghĩa xóm và tạo nên một cộng đồng đoàn kết và thân thiện.
Người dân chúng tôi luôn dành một tình yêu đặc biệt và một trách nhiệm cao cả đối với Công viên Hoàng Văn Thụ. Chúng tôi xem công viên như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình, và luôn nỗ lực để bảo vệ và gìn giữ nó cho thế hệ mai sau.
Chợ Võ Thành Trang – Ngôi chợ lâu đời nổi tiếng Quận Tân Bình
Lịch sử hình thành và phát triển công viên Hoàng Văn Thụ
Công viên Hoàng Văn Thụ, một trong những lá phổi xanh quan trọng của Sài Gòn, đã trải qua một hành trình lịch sử thú vị từ một bãi đáp trực thăng quân sự đến một không gian xanh phục vụ cộng đồng. Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của công viên:
Giai đoạn trước 1975:
Trước năm 1975, khu đất hiện nay là công viên từng là một phần của Bệnh viện 3 dã chiến,một cơ sở y tế lớn của quân đội Mỹ tại Sài Gòn. Khu vực này được sử dụng làm bãi đáp trực thăng, phục vụ cho việc vận chuyển thương binh và tiếp tế.
Giai đoạn 1975 – 1989:
Sau khi miền Nam được giải phóng, khu vực này được tiếp quản bởi Quân khu 7. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, khu đất vẫn chủ yếu giữ nguyên hiện trạng và chưa được khai thác để phục vụ cộng đồng.
Năm 1989:
Ngày 28 tháng 3 năm 1989 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi công viên Hoàng Văn Thụ chính thức được thành lập. Quyết định này được đưa ra bởi Ủy ban Nhân dân Quận Tân Bình, nhằm đáp ứng nhu cầu về không gian xanh và giải trí của người dân.
Giai đoạn 1989 – nay:
Trải qua hơn ba thập kỷ, công viên đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và nâng cấp.Các hạng mục như cây xanh, hồ nước, khu vui chơi trẻ em, đường chạy bộ, và các tiện ích khác đã được xây dựng và cải tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Ban đầu, công viên có diện tích khoảng 52.000 mét vuông. Sau đó, nhờ vào việc giải tỏa và di dời một số hộ dân lấn chiếm, diện tích công viên đã được mở rộng lên 106.500 mét vuông như hiện nay. Trong những năm gần đây, công viên đã được đầu tư đáng kể để cải tạo cảnh quan và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các công trình mới như cầu vượt cho người đi bộ, khu tập thể dục ngoài trời, và hệ thống chiếu sáng đã được xây dựng.
Từ một bãi đáp trực thăng quân sự, công viên Hoàng Văn Thụ đã chuyển mình thành một không gian xanh quan trọng của Sài Gòn. Lịch sử hình thành và phát triển của công viên là minh chứng cho sự nỗ lực của thành phố trong việc tạo ra những không gian công cộng phục vụ cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Ý nghĩa và vai trò của Công viên Hoàng Văn Thụ đối với TPHCM
Công viên Hoàng Văn Thụ không chỉ là một không gian xanh đơn thuần, mà còn mang nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
1. Lá phổi xanh giữa lòng Thành phố
Với diện tích cây xanh rộng lớn, công viên đóng vai trò như một “lá phổi xanh”,hấp thụ khí CO2 và thải ra oxy, góp phần cải thiện chất lượng không khí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cây xanh trong công viên giúp điều hòa khí hậu, giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm, tạo ra một môi trường sống mát mẻ và dễ chịu hơn cho người dân.
2. Không gian giải trí và thư giãn:
Với không gian xanh mát, hồ nước thơ mộng và nhiều tiện ích, công viên Hoàng Văn Thụ là điểm đến lý tưởng để người dân thư giãn, giảm căng thẳng và tận hưởng cuộc sống, nơi đây cung cấp nhiều hoạt động giải trí phù hợp cho mọi lứa tuổi, từ khu vui chơi trẻ em đến các sân thể thao và khu vực tập thể dục, nơi đây thường xuyên là nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng như lễ hội, sự kiện văn hóa, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.
Công viên Hoàng Văn Thụ cũng là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của cộng đồng, đây là một môi trường giáo dục thực tế về thiên nhiên và môi trường, giúp nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Đây không chỉ là một không gian xanh mà còn là một phần không thể thiếu của thành phố Hồ Chí Minh, mang lại nhiều lợi ích về môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế. Việc bảo vệ và phát triển công viên là trách nhiệm của cả cộng đồng, để đảm bảo rằng thế hệ tương lai cũng có thể hưởng thụ những giá trị mà công viên mang lại.
Một số hoạt động tại Công viên Hoàng Văn Thụ
Công viên Hoàng Văn Thụ không chỉ là một không gian xanh mát mà còn là một điểm đến đa dạng với nhiều hoạt động và tiện ích phục vụ nhu cầu của mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số hoạt động và tiện ích nổi bật tại công viên:
Những con đường rợp bóng cây, không gian yên tĩnh và hồ nước thơ mộng tạo điều kiện lý tưởng để tản bộ, hít thở không khí trong lành và thư giãn, công viên có đường chạy bộ chuyên dụng và các khu tập thể dục ngoài trời với nhiều thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe.
Nhiều nhóm yoga và thiền thường xuyên tổ chức các buổi tập luyện tại công viên, tận dụng không gian yên bình và gần gũi với thiên nhiên, ngoài ra bạn có thể thuê xe đạp tại công viên để khám phá mọi ngóc ngách hoặc đơn giản là tận hưởng cảm giác đạp xe dưới những tán cây xanh mát..
Một số thông tin chi tiết về Công viên Hoàng Văn Thụ
Công viên Hoàng Văn Thụ nằm ở đâu?
Hiện tại, Công viên Hoàng Văn Thụ tọa lạc tại Phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía nam Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Với diện tích khoảng 106.500 m2, có hình dạng tam giác độc đáo, được bao bọc bởi ba con đường là Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Giót và Trần Quốc Hoàn. Một cầu vượt dành cho người đi bộ bắc qua đường Phan Thúc Duyệt , chia công viên thành hai khu vực.( lưu ý Duyệt mới đúng) nhiều trang web không phải người dân địa phương chia sẻ tên đường sai dẫn đến việc tìm đường khó khăn.
Thời gian mở cửa Công viên Hoàng Văn Thụ
Hiện tại theo kinh nghiệm của Nhà Đất Hoàng Việt, công viên Hoàng Văn Thụ mở cửa miễn phí 24/24 nhưng chỉ nhận giữ xe từ 5h00 đến 22h00 hằng ngày. Với sự đa dạng về hoạt động và tiện ích, công viên Hoàng Văn Thụ đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn và rèn luyện sức khỏe của mọi người. Đây thực sự là một điểm đến lý tưởng cho cả gia đình và bạn bè vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ.
Đi đến công viên Hoàng Văn Thụ bằng cách nào?
Để tiết kiệm chi phí đi lại và trải nghiệm cảm giác ngắm nhìn thành phố như một người Sài Gòn thực thụ, bạn có thể đến chọn xe bus làm phương tiện di chuyển. Các tuyến xe bus đi công viên Hoàng Văn Thụ gồm có tuyến xe 152, 148, 104, 103, 64, 59, 51, 08, 04. Tùy vào điểm xuất phát và lộ trình của bạn để lựa chọn cho mình chuyến xe phù hợp nhất.
Bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tới công viên Hoàng Văn Thụ nhé, ở đây có chỗ gửi xe máy và đậu xe ô tô nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Người dân đánh giá gì về công viên Hoàng Văn Thụ?
Anh Lê Tấn Thành chia sẻ:” Một công viên lâu đời tại thành phố Hồ Chí Minh, diện tích rộng và nhiều cây xanh lâu năm, rất thoáng mát dù là trưa nắng. Nhưng thời điểm phù hợp để mọi người đến tập thể dục và vui chơi thì buổi sáng và tối vẫn là tốt nhất. Xung quanh có một số bãi giữ xe giá cả cũng phải chăng 5000/xe.”
Chị Mỹ Linh chia sẻ:” Công viên của tuổi thơ. Sáng hay chiều đều rất đông các cô chú anh chị em đến các bé nhỏ đi cùng bạn hoặc bố mẹ ra tập thể dục, chạy đi bộ hoặc ra sân chơi trẻ em. Đơn giản chỉ hóng mát của những tán cây khổng lồ cũng thấy bình yên. Dạo về sau có mấy bé mèo hoang tụ tập, lâu dần sống thành đàn, mọi người cũng hay cho các bé ăn, rất dễ thương. Mình đi từ phía Hoàng Văn Thụ nên không thấy có chỗ giữ xe. Hoặc là gửi xe bên kia hoặc phía cổng Sân Vận Động Quân Khu 7. Cả nhà cân nhắc xem xét nếu có đi xe đến. Buổi chiều tầm 4h ra công viên là chuẩn không sợ quá nắng. Hiện đang sửa đường nên có thể dính bụi hoặc công trường phía đường kế bên.”
Anh Dustin Nguyễn chia sẻ:” Một công viên thật sự xanh và sạch. Rất nhiều cây, nhà vệ sinh sạch sẽ, có công nhân dọn vệ sinh định kì. Một số hạng mục đang được sửa chữa, hi vọng sẽ hoàn thành trước tết. Công viên còn có khu vui chơi miễn phí cho trẻ em và khu tập thể dục cho người lớn. Bãi giữ xe công viên hiện không hoạt động nên bạn có thể gửi xe ở nhà thi đấu QK7 gần đó nhé.”
Chị Xuân Hoài chia sẻ:” Cuối tuần ba mẹ có thể cho các bạn nhỏ ra công viên Hoàng Văn Thụ chơi nè, ở đây có khu trò chơi cát, khu vận động, cầu tuột. Đặc biệt cuối tuần phụ huynh cũng thường cho các con đi sinh hoạt theo các nhóm hướng đạo sinh để hỗ trợ các con kỹ năng sinh tồn, một số bạn có thể tham gia hoạt động đoàn đội của trường hoặc thành phố tổ chức. Công viên rộng, thoáng mát và nhiều cây xanh nên có thể cho các bạn nhỉ chạy bộ, ba mẹ nên mặc đồ dài hoặc xịt thuốc mũi cho các con vì tuỳ theo mùa có thể bị mũi cắn. Ở công viên có phục vụ nước ngọt, dừa tắc và đồ ăn nhanh, bánh mì ốp la,…”
Lời kết
Là người dân ở Quận Tân Bình từ nhỏ và có nhiều trải nghiệm gắn bó với Công viên Hoàng Văn Thụ, nơi đây không chỉ là một công viên đơn thuần, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Nhà Đất Hoàng Việt và những người dân sống gần đây. Nó là nơi lưu giữ những kỷ niệm tuổi thơ, là chốn bình yên giữa lòng phố thị, là nơi rèn luyện sức khỏe, và là nơi gắn kết cộng đồng.
Chúng tôi tự hào về công viên này và sẽ luôn nỗ lực để bảo vệ và gìn giữ nó cho thế hệ mai sau, hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và gìn giữ Công viên Hoàng Văn Thụ, để nơi đây mãi là một “lá phổi xanh” quý giá và một không gian sống lý tưởng cho chúng ta và cho các thế hệ tương lai.
XEM THÊM:
Công viên Văn hóa Gò Vấp: Viên ngọc thô đang chờ được mài giũa
Bài viết liên quan: