Thông tin chi tiết Tỉnh Bình Dương cập nhật mới nhất

Tỉnh Bình Dương nằm ở đâu? Thông tin chi tiết về vị trí địa lý, dân số, lịch sử hình thành, thông tin hành chính, kinh tế, giáo dục, y tế được cập nhật mới nhất trong bài viết

Tỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Dương

Thông tin chi tiết Tỉnh Bình Dương

Vị trí địa lý Tình Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý:
  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
  • Phía Nam giáp TP.HCM
  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và TP.HCM
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP.HCM, cách trung tâm TP.HCM 30km theo Quốc lộ 13, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10-15km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội.
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. 

Dân số

Dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Bình Dương là 2.685.513 người, tăng 104.963 người, tương đương tăng 4,07% so với năm 2020, bao gồm: dân số thành thị 2.266.771 người, chiếm 84,4%; dân số nông thôn 418.742 người, chiếm 15,6%; dân số nam là 1.373.424 người, chiếm 51,1%; dân số nữ là 1.312.089 người, chiếm 48,9%; mật độ dân số là 997 người/km2.
Tổng tỷ suất sinh năm 2021 đạt 1,62 con/phụ nữ. Tỷ suất sinh thô là 18,22%; tỷ suất chết thô là 3,6%. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 8,7%. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 14,35%. Tuổi thọ trung bình của dân số tỉnh năm 2021 là gần 75 năm, trong đó, nam hơn 72 năm, nữ gần 78 năm. Tỷ lệ tăng dân số chung của tỉnh là 4,54%, trong đó, cả 02 khu vực thành thị và nông thôn đều có tỷ lệ tăng dân số chụng là 4,5%.[

Lịch sử hình thành

Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể tỉnh Thủ Dầu Một để thành lập các tỉnh Bình Dương

Khi vừa tái lập, tỉnh Bình Dương có diện tích 2.718,5 km², dân số 646.317 người, gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện: Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Thủ Dầu Một.

Ngày 23 tháng 7 năm 1999, huyện Thuận An được chia thành 2 huyện Thuận An và Dĩ An, huyện Bến Cát được chia thành 2 huyện Bến Cát và Dầu Tiếng, huyện Tân Uyên được chia thành 2 huyện Tân Uyên và Phú Giáo.

Bình Dương có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ) và 6 huyện: Bến Cát, Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An.

Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc thành lập hai thị xã Dĩ An và Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của hai huyện có tên tương ứng.

Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về việc thành lập thành phố Thủ Dầu Một trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Thủ Dầu Một.

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về việc chia huyện Bến Cát thành thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng, chia huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên.

Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện.

Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1120/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại II.

Ngày 27 tháng 4 năm 2017, Bộ xây dựng công nhận thị xã Dĩ An và thị xã Thuận An là đô thị loại III.

Ngày 6 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1959/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Ngày 24 tháng 10 năm 2018, Bộ Xây dựng công nhận thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên là đô thị loại III.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó, thành lập hai thành phố Dĩ An và Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của hai thị xã có tên tương ứng.

Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023). Theo đó, thành lập thành phố Tân Uyên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Tân Uyên.

Ngày 19 tháng 3 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm 2024). Theo đó, thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Bến Cát.

1/ Thông tin hành chính

Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu huyện, thành phố?

Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 5 thành phố và 4 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 47 phường, 5 thị trấn và 39 xã.

Các đô thị ở Bình Dương

  • Thành phố Thủ Dầu Một, đô thị loại I
  • Thành phố Thuận An, đô thị loại III
  • Thành phố Dĩ An, đô thị loại III
  • Thị xã Bến Cát, đô thị loại III
  • Thị xã Tân Uyên, đô thị loại III
  • Thị trấn Dầu Tiếng, đô thị loại V
  • Thị trấn Phước Vĩnh, đô thị loại V
  • Thị trấn Tân Thành, đô thị loại V
  • Thị trấn Lai Uyên, đô thị loại V

2/ Thông tin kinh tế

Đồng chí Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2023, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế-xã hội của địa phương đạt được kết quả khả quan, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.

Trên cơ sở kết quả 11 tháng, ước cả năm 2023 đạt hầu hết các chỉ tiêu xã hội, môi trường và đô thị thông minh; các chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch nhưng vẫn có tăng trưởng so với năm 2022.

Tỉnh Bình Dương
Tỉnh Bình Dương

Cơ cấu kinh tế

– Cơ cấu kinh tế: công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp – thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỉ trọng tương ứng là 66,26% – 23,71% – 2,64% – 7,39%; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 303.853 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm trước;

Xuất khẩu – nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 31,8 tỷ đô la Mỹ, giảm 7,3% so với năm 2022; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 7%. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng hoạt động nên chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước chỉ tăng 5,95%.

– Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 164.300 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022; Tổng giá trị giải ngân 15.536 tỷ đồng, đạt 69,55% kế hoạch tỉnh và đạt 123,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; Đầu tư trong nước đã thu hút 85.498 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh; Đầu tư nước ngoài đã thu hút 01 tỷ 495 triệu đô la Mỹ; Thu ngân sách nhà nước cơ bản đảm bảo dự toán; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.

Trong lĩnh vực đầu tư công, đến 22/12/2023, tổng giá trị giải ngân 15.536 tỷ đồng, đạt 69,55% kế hoạch tỉnh và đạt 123,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 164.300 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2022).

Tính đến ngày 15/12/2023, đã thu hút 85.498 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh đầu tư trong nước và 1,495 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Kết thúc năm, thu ngân sách ước thu đạt 73.257 tỷ đồng, đạt 98% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 10% so với thực hiện năm 2022. Tổng chi cân đối ngân sách thực hiện 33.235 tỷ đồng, đạt 100% dự toán đầu năm…

Những khó khăn và thách thức

Trong bối cảnh năm 2024 dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là với hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Trước tình hình đó, tỉnh Bình Dương cho biết sẽ thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm để tập trung lãnh đạo thực hiện trong năm 2024 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh để phát triển nhanh, toàn điện, bền vững. Đặc biệt trong năm 2024, tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu đột phá và tăng tốc mạnh mẽ để tạo đà thực hiện thắng lợi chỉ tiêu đã đề ra của cả giai đoạn 2021 – 2025 với 36 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, trong đó GRDP tăng 8 – 8,5%; phấn đấu IIP trên 8,7%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng khoảng 11% so với năm 2023 (ước khoảng 185.000 tỷ đồng); tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư “sạch”, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh.

Công nghiệp

Theo UBND tỉnh Bình Dương, hiện tỉnh này là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất của cả nước. Các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương chiếm 1/4 diện tích khu công nghiệp phía Nam, đây cũng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực phục hồi và phát triển (ảnh: Báo Bình Dương)
Nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực phục hồi và phát triển (ảnh: Báo Bình Dương)

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, trên địa bàn tỉnh có 34 khu công nghiệp đã được phê duyệt, với tổng diện tích quy hoạch 14.790 ha. Đến nay, tỉnh đã thành lập 29 khu công nghiệp, với tổng diện tích quy hoạch trên 12.662 ha.

Trong đó, có 27 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 10.962 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 87,4%. Ngoài một số khu công nghiệp đã được lấp đầy 100% diện tích, chủ đầu tư các khu công nghiệp còn lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhanh chóng xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án thứ cấp.

Bình Dương cũng đang khẩn trương nghiên cứu và thành lập Khu công nghiệp khoa học công nghệ do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – Công ty Cổ phần (Becamex IDC Corp) làm chủ đầu tư. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện và triển khai hoạt động Khu công nghiệp VSIP III và Khu công nghiệp Cây Trường sẽ cung cấp thêm 1.700 ha đất.

Mục tiêu của năm 2024, tỉnh Bình Dương sẽ cho thuê và cho thuê lại đất từ 100 ha – 150 ha; thu hút từ 1,2 tỷ USD đến 1,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và từ 1.100 tỷ đồng đến 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Trong giai đoạn 2020- 2025, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình “3 trong 1” (khu công nghiệp – khu đô thị – khu dịch vụ) với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Nông nghiệp

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng

Theo báo cáo, đến cuối năm 2023, tỷ trọng ngành Nông nghiệp chiếm 2,64% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 19.742 hecta; cây lâu năm đạt 142.346 hecta. Tổng đàn heo 935.889 con; tổng đàn gia cầm trên 13,2 triệu con. Trong năm đã cung cấp ra thị trường trên 292.000 tấn thịt các loại, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt khoảng 7.116 hecta. Có khoảng 580 hecta sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ. Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển với 147 trang trại đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn trên 8,1 triệu con, chiếm 68% tổng đàn; chăn nuôi heo thịt, heo giống chất lượng cao có 262 trang trại với tổng đàn gần 696.000 con, chiếm 74% tổng đàn…  

Toàn tỉnh đã cấp 27 mã vùng trồng/16 cơ sở; 16 mã cơ sở đóng gói/13 cơ sở. Có 462 tổ chức/cá nhân được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP.

Chương trình OCOP đạt được nhiều kết quả tích cực, đã công nhận 126 sản phẩm OCOP/60 chủ thể, trong đó 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Có 37/38 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 50% huyện, thị xã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Nông nghiệp đô thị phát triển với nhiều loại hình, đem lại nguồn kinh tế cao cho nông dân đô thị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng trao Giấy chứng nhận và Giám đốc Sở NNPTNT Phạm Văn Bông tặng hoa chúc mừng các nghệ nhân, thợ giỏi tỉnh Bình Dương năm 2023
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng trao Giấy chứng nhận và Giám đốc Sở NNPTNT Phạm Văn Bông tặng hoa chúc mừng các nghệ nhân, thợ giỏi tỉnh Bình Dương năm 2023

Thương mại dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8 năm 2023 ước đạt 25.596,3 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước, tăng 16,7% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 18.087,3 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 8 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 200.415 tỷ đồng tăng 12,9% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Lũy kế 08 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 200.415,5 tỷ đồng, tăng 12,9% (Kinh tế Nhà nước tăng 11,5%; kinh tế cá thể tăng 13,5%; kinh tế tư nhân tăng 13%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,7%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2023 đạt 138.393,8 tỷ đồng, chiếm 69,1% tổng số, tăng 14,8%; Doanh thu từ các dịch vụ khác đạt 42.774,8 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng số, tăng 8,7% so cùng kỳ năm 2022.

Đến nay trên địa bàn tỉnh có 06 Trung tâm thương mại, 14 Siêu thị, 98 chợ và 293 siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cùng với hàng nghìn cơ sở bán lẻ đang hoạt động đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh thông qua thu hút các doanh nghiệp đầu tư đã hình thành hệ thống các cửa hàng phân phối, bán lẻ như: Bách hóa xanh, Co.op Food, GS25, Family Mart, WinMart+.v.v.. Hầu hết các cửa hàng này phân bố ở nhiều địa phương trên khắp cả tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các trung tâm huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và nhiều kênh phân phối, bán lẻ văn minh, tích hợp nhiều tiện ích khác; hay một số trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị còn kết hợp dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm, như: GO!, Aeon mall canary, Co.op Mart .v.v… Đến với các siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi, người dân không chỉ mua sắm mà còn được giải trí, vui chơi, thụ hưởng các chính sách ưu đãi và lựa chọn hàng hóa có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm định nghiêm ngặt và theo đó các TTTM, siêu thị thường tạo ra các hình thức mua sắm mới lạ nhằm thu hút, giữ chân khách hàng.

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Về xuất khẩu

Chỉ tính riêng tháng 8 năm 2023, trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Bình Dương ước đạt hơn 3.070,7 triệu USD, tăng 19% so tháng trước, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 581,9 triệu USD, tương ứng tăng 18,8%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2.488,75 triệu USD, tăng 19,1%.

Lũy kế 8 tháng năm 2023, trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 20.418,2 triệu USD, giảm 15,3% so cùng kỳ. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước 3.833,9 triệu USD, giảm 16%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16.584,2 triệu USD, giảm 15,9%. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất của tỉnh Bình Dương với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 7 tỷ USD, chiếm 34,4% kim ngạch xuất khẩu; thị trường EU ước đạt hơn 2,53 tỷ USD, tương ứng chiếm 14,2%; thị trường Nhật Bản ước đạt hơn 1,47 tỷ USD, Trung Quốc 633 triệu USD, Hàn Quốc 535 triệu USD, Thái Lan 353 triệu USD.

Về nhập khẩu

Trị giá kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2023 ước đạt 2.083,9 triệu USD, tăng 19,4% so tháng trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 8 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 14.309,8 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: khu vực kinh tế trong nước 2.077,6 triệu USD, giảm 16,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 12.232,2 triệu USD, giảm 15,3%. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh, với kim ngạch đạt 5.626,1 triệu USD, chiếm 39,3% kim ngạch nhập khẩu, Nhật Bản đạt 1.797,3 triệu USD; tương ứng chiếm 12,6%; Đài Loan đạt 1.161,8 triệu USD, chiếm 8,1%; Hàn Quốc đạt 1.125,4 triệu USD, chiếm 7,9%; thị trường EU đạt 886 triệu USD, chiếm 6,2% ; Thái Lan đạt 723,6 triệu USD, chiếm 5,1%.

Những phương hướng, nhiệm vụ trong năm mới

Để công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực, giữ vai trò thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế. Bình Dương cần tiếp tục tái cơ cấu nội bộ ngành theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.

Các cấp, các ngành của Bình Dương phải tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình, chỉ đạo, điều hành chủ động, quyết liệt, linh hoạt, nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng bộ các chính sách, giải pháp trên các lĩnh vực cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tranh thủ thời gian, tận dụng mọi cơ hội, phát huy các động lực tăng trưởng mới để tạo bứt phá trong phát triển.

Tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường; cập nhật các chính sách trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và triển khai đến doanh nghiệp chính sách thương mại để doanh nghiệp chủ động có kế hoạch, định hướng phát triển thị trường. 

Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối hàng hóa tại thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của tỉnh ở những thị trường nước ngoài trọng điểm; tăng cường tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu Ấn Độ, Nam Mỹ. Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

– Phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Quản lý và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong nước và hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý. 

Nâng cao hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu, hạ dần hàng rào bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược đầu tư theo lộ trình giảm thuế, tăng cường đổi mới thiết bị, công nghệ, tạo sức ép cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành, cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Tiếp tục triển khai các giải pháp, kế hoạch để phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại điện tử đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng của ngành Công Thương như: TTTM, siêu thị, chợ, cửa hàng lớn… và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn, tạo điều kiện cho thương mại phát triển một cách hài hòa, hợp lý./.

3/ Thông tin giáo dục

Với tinh thần đoàn kết, tận tâm, tận lực, tất cả vì học sinh thân yêu, năm học 2022 – 2023, ngành GD&ĐT tỉnh Bình Dương đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức để hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Cụ thể, 100% trẻ 6 tuổi được đến trường, 100% trẻ hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; xếp vị trí thứ 2 cả nước về điểm bình quân kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; dẫn đầu cả nước về tỉ lệ học sinh nhập học các trường đại học năm 2022…

Ông Nguyễn Văn Lợi cùng các vị lãnh đạo tỉnh trao tặng lẵng hoa chúc mừng, tặng bằng khen của UBND tỉnh và biểu trưng tuyên dương của Hội Khuyến học tỉnh cho tập thể Sở GD&ĐT
Ông Nguyễn Văn Lợi cùng các vị lãnh đạo tỉnh trao tặng lẵng hoa chúc mừng, tặng bằng khen của UBND tỉnh và biểu trưng tuyên dương của Hội Khuyến học tỉnh cho tập thể Sở GD&ĐT

Ông Nguyễn Lộc Hà đánh giá cao những nỗ lực, sáng kiến của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Phát huy những thành tích của năm học vừa qua, ông Nguyễn Lộc Hà đề nghị toàn ngành tiếp tục nhân rộng các mô hình cách làm hay, như: Trường học thông minh, hạnh phúc; hội đồng giáo viên cốt cán. Đặc biệt, tăng cường chuyển đổi số hoạt động giáo dục để phát triển bứt phá trong thời gian tới.

 

Những thành tích đạt được

Năm học 2022 – 2023, ngành GD&ĐT tỉnh tập trung phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN), phổ thông; đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học, công tác giáo dục thể chất cho học sinh.

Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường đạt 91,77%. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ trong các cơ sở GDMN ngoài công lập đạt 70,40% (vượt 10,40% so với kế hoạch). 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Học sinh được khen thưởng đạt tỷ lệ 37,11%.

Bên cạnh đó, ngành chú trọng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT, gắn với đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý Nhà nước về Giáo dục; việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của ngành trong quá trình hoạt động tại cơ sở.

Với những nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, năm học vừa qua, ngành GD&ĐT Bình Dương xếp vị trí thứ 2 cả nước về điểm bình quân Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh nhập học các trường đại học năm 2022. Bình Dương đạt được 31 giải trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, gồm: 01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 08 giải Ba, 19 giải Khuyến khích.

Bình Dương có hơn 250 ngôi trường công lập các cấp đã đi vào hoạt động. Trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 180 nhà trẻ – mẫu giáo – mầm non, 136 trường tiểu học, 67 trường THCS, 35 trường THPT, 7 trung tâm giáo dục thường xuyên, 8 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 8 trường trung cấp.

Các trường đại học

  • Đại học Bình Dương
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương
  • Đại học quốc tế Miền Đông
  • Đại học Việt – Đức
  • Trường Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2
  • Trường Đại học Ngô Quyền – Sĩ quan Công binh

Các trường cao đẳng

  • Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương
  • Cao đẳng Nghề Việt Nam – Singapore
  • Trường Cao đẳng Công nghệ cao Đồng An
  • Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc Bình Dương

Trường trung cấp

  • Trường Trung cấp nghề tỉnh Bình Dương
  • Trường Trung cấp nghề Thủ Dầu Một
  • Trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp
  • Trường Trung cấp Kinh tế Tài chính
  • Trường Trung cấp Bách Khoa
  • Trường Trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dương
  • Trường trung cấp kinh tế và công nghệ Đông Nam
  • Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương.

=> Đo đạc địa chính Tỉnh Bình Dương giá rẻ uy tín

4/ Thông tin y tế

Bệnh viện Tỉnh Bình Dương
Bệnh viện Tỉnh Bình Dương

Sở Y tế Bình Dương đã triển khai, đẩy mạnh nhiều kế hoạch nhằm tạo dựng sự thích ứng, linh hoạt hơn trong các công tác y tế. Đồng thời Sở cũng thực hiện tốt công tác kiểm soát, phòng, chống dịch; công tác khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Theo đó, ngành Y tế đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ thường xuyên như: tỷ lệ bảo hiểm y tế (BHYT) theo hộ gia đình và người dân tham gia BH

YT đạt trên 92%; duy trì bền vững mức sinh thay thế (1.63 con/phụ nữ); tuổi thọ trung bình duy trì 75,99 tuổi.

Ngoài ra, ngành y tế tỉnh cũng đã tích cực đổi mới phương thức khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh; chú trọng xây dựng các phác đồ điều trị, cụ thể hóa các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành nhằm chuẩn hóa chuyên môn, hạn chế sự sai khác trong quá trình chỉ định cận lâm sàng, chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc cho người bệnh, đồng thời chuẩn hóa, nâng cao năng lực các phòng xét nghiệm giữa các tuyến, tiến tới việc liên thông một số kết quả xét nghiệm…

Những khó khăn

Bệnh viện đa khoa Bình Dương
Bệnh viện đa khoa Bình Dương

 Ngành y tế Bình Dương vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế và cán bộ y, bác sĩ còn thiếu, nhất là ở tuyến cơ sở; cơ chế chính sách, nguồn đầu tư cho ngành vẫn còn ở mức thấp so với yêu cầu phát triển của tỉnh.

Phương án và giải pháp

Duy trì thực hiện các phương án, giải pháp phù hợp để giữ gìn và phát huy thành quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 nhằm góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023 và giai đoạn 2023-2025”; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác đối với các loại dịch bệnh.

Đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thiện nhưng phải đảm bảo quy trình, thủ tục để trình thông qua các Đề án “Phát triển tổng thể ngành Y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; Đề án “Đưa Bệnh viện 1.500 giường đi vào hoạt động”; đồng thời thực hiện các chỉ đạo của Tỉnh ủy về xây dựng Đề án, Dự án xây dựng Bệnh viện tuyến cuối 2.000 giường, Bệnh viện chuyên khoa… xứng tầm với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đảm bảo kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định.

Củng cố, nâng cao năng lực y tế dự phòng, mạng lưới y tế các tuyến, nhất là ở cơ sở; đảm bảo cung cấp, trang bị đầy đủ, kịp thời thuốc, sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế cho tất cả các bệnh viện, cơ sở, trung tâm y tế để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính; thí điểm, từng bước mở rộng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Y tế; khám chữa bệnh theo yêu cầu… qua mạng; liên thông kết quả xét nghiệm, hồ sơ bệnh án với các tuyến, các cơ sở y tế để tiết kiệm chi phí và thời gian của nhân dân.

Danh sách các bệnh viện công tại tỉnh Bình Dương

  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương
  • Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình Dương
  • Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Bình Dương
  • Bệnh viện đa khoa huyện Thuận An
  • Bệnh viện đa khoa huyện Dĩ An
  • Bệnh viện đa khoa huyện Tân Uyên
  • Bệnh viện huyện Bến Cát
  • Bệnh viện Đa khoa Cao su Dầu Tiếng
  • Bệnh viện Đa khoa Huyện Phú Giáo
  • Bệnh Viện Quân Đoàn 4
  • Bệnh viện Phụ sản nhi Bình Dương

Bệnh viện tư ở tỉnh Bình Dương

  • Bệnh viện Quốc tế Becamex (Becamex International Hospital)
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Columbia Asia Bình Dương
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc
  • Bệnh viện Tư nhân Bình Dương – Thành viên của Hệ thống Y khoa Hoàn Mỹ
  • Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước
  • Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – Bình Dương
  • Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 1
  • Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc 2
  • Bệnh viện Hoàn Hảo – Thuận An
  • Bệnh viện Hoàn Hảo – Dĩ An

5/ Thông tin hạ tầng giao thông

Phối cảnh vành đai 3 đoạn Bình Dương
Phối cảnh vành đai 3 đoạn Bình Dương

Bình Dương đang khẩn trương xây dựng tuyến đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Theo đồng chí Trần Hùng Việt, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương, đường vành đai 3 giải quyết bài toán ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… và tăng khả năng kết nối đô thị vệ tinh, phát huy hiệu quả lợi thế các địa phương. Đường vành đai 3 còn kết nối được vào tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành tạo liên kết cho Bình Dương với cả vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 

Tỉnh ủy ban hành Chương trình số 42-CTr/TU ngày2-8-2021 về tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. UBND tỉnh đã triển khai nhiều kế hoạch xây dựng các dự án, công trình giao thông có trọng tâm, trọng điểm. Hiện tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối là một trong 6 chiến lược của quy hoạch tỉnh.

Dự kiến cuối năm nay, tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng sẽ hoàn thành. Đến 30/4/2024, tỉnh sẽ hoàn thành nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13. Tháng 10/2025 hoàn thành đường cao tốc Vành đai 3 đoạn qua địa bàn tỉnh. Đầu năm 2024, đồng loạt khởi công cụm công trình đường cao tốc Vành đai 4, cảng An Tây.

6/ Quy hoạch đất 2024 tầm nhìn 2030

Phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể

Phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thị xã Bến Cát, thành phố Thuận An; điều chỉnh cục bộ quy hoạch thành phố Thủ Dầu Một (quy hoạch năm 2012); công bố Dĩ An là đô thị loại II. Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và thị trường bất động sản; ban hành Chương trình phát triển nhà ở tỉnh giai đoạn 2021 – 2030…

quy hoạch sử dụng đất 2030 có nhiều thay đổi
quy hoạch sử dụng đất 2030 có nhiều thay đổi

Tháo gỡ khó khăn

Cùng với đó, đã tổ chức khởi công 2 gói thầu đường Vành đai 3; thường xuyên kiểm tra tiến độ, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn các dự án giao thông trọng điểm; triển khai các thủ tục đầu tư tuyến đường Vành đai 4, cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; kịp thời hướng dẫn, ổn định hoạt động kiểm định xe cơ giới và đào tạo, tổ chức các kỳ thi sát hạch lái xe; rà soát, sắp xếp các trạm thu phí và tổ chức giao thông trên một số tuyến đường…

Bên cạnh đó, tháo gỡ khó khăn trong công tác thẩm định giá đất, đẩy nhanh tiến độ chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm; rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tại các dự án, khu đô thị; thường xuyên kiểm tra, xử lý các cơ sở, hành vi gây ô nhiễm môi trường, khai thác khoáng sản trái phép…

Tiếp tục hoàn thành trình, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;  Tập trung rà soát tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết; tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa và hội chợ công thương vùng Đông Nam bộ; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hoàn thiện chính sách hỗ trợ cấp doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

TỔNG KẾT

UBND Tỉnh Bình Dương
UBND Tỉnh Bình Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo