Tỉnh Đồng Nai ở đâu? Thông tin chi tiết cập nhật mới nhất

Thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về Tỉnh Đồng Nai

Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00″Đ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng
  • Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương
  • Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước.

Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Lịch sử hình thành

Đồng Nai thời xưa
Đồng Nai thời xưa

Năm 1802, dinh Trấn Biên được vua Gia Long đổi thành trấn Biên Hòa, nhưng vẫn thuộc phủ Gia Định. Năm 1808, trấn Biên Hòa thuộc thành Gia Định, đặt Phước Long thành phủ, đặt ra các tổng Phước Chính, Phước An, Bình An, Long Thành làm huyện. Năm 1836, trấn Biên Hòa được vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Biên Hoà. Năm 1837, lập thêm hai phủ Phước Tuy và các huyện Nghĩa An, Long Khánh, Phước Bình.

Vào năm 1840, đặt thêm bốn phủ là Tân Định, Tân Bình, Tân Lợi và Tân Thuận. Năm 1851, Vua Tự Đức nhập hai huyện Phước Bình và Long Khánh vào các phủ Phước Long và Phước Tuy. Năm 1882, sau khi Hòa ước Nhâm Tuất được ký, lúc này triều đình Nhà Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà cho Pháp. Sau đó, Pháp chia Biên Hòa thành ba tỉnh là Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, đất Đồng Nai được chia làm 3 tỉnh là Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy.

Đầu năm 1975, hợp nhất 3 tỉnh này thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa.

Ngày 30 tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2488/QĐ-TTg công nhận thành phố Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai.

Ngày 1 tháng 6 năm 2019, chuyển thị xã Long Khánh thành thành phố Long Khánh.

Dân số Tỉnh Đồng Nai

Bảng thống kê dân số tỉnh Đồng Nai
Bảng thống kê dân số tỉnh Đồng Nai

Dân số tỉnh Đồng Nai theo cập nhật mới nhấtđạt khoảng 3.255.800 người ; mật độ dân số là 540 người/km2. Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước.

Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.

Thông tin hành chính

Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai
Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai có bao nhiêu Huyện và Thành phố?

Đồng Nai được chia thành 11 đơn vị cấp huyện, bao gồm:

– 9 Huyện: Cẩm Mỹ, Đình Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc

– 2 thành phố trực thuộc Tỉnh: Biên Hòa và Long Khánh. Các đơn vị này lại được chia ra thành 8 thị trấn cấp xã (hoặc thị trấn), 122 xã và 40 phường.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Biên Hòa, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1684 km theo đường Quốc lộ 1. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.

Thông tin liên hệ Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai

  • Địa chỉ: Số 02, đường Nguyễn Văn Trị, Phường Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
  • Số điện thoại: 02513.822.501
  • Số Fax: 0613.823.854
  • Website: https://www.dongnai.gov.vn/
  • Thời gian làm việc: Buổi sáng 8h00 đến 11h30, buổi chiều 13h30 đến 17h00 các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 , thứ 7 làm việc buổi sáng.

Thông tin kinh tế

Năm 2023, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Đồng Nai vẫn giữ mức tăng trưởng GRDP 5,3% so với năm 2022 và cao hơn bình quân chung cả nước. Năm 2024, dự báo kinh tế tiếp tục có nhiều biến động đan xen giữa thách thức và cơ hội.

Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 139,75 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển khi nông lâm, thủy sản chiếm 9,33%; công nghiệp xây dựng chiếm 59,47%; dịch vụ chiếm 23,47%; thuế các loại là 7,73%. Xuất khẩu hàng hóa hơn 21,6 tỷ USD và nhập khẩu 15,7 tỷ USD và xuất siêu hơn 5,9 tỷ USD…

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 91,7% trong GRDP. Công nghiệp hỗ trợ bước đầu hình thành, tạo mối liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Công nghiệp

S​au hơn nửa thế kỷ phát triển công nghiệp, Đồng Nai đã xếp vào Top 6 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, thu ngân sách, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Đồng Nai được xem là một trong những nơi đầu tiên về phát triển công nghiệp của Việt Nam.

Khu công nghiệp Hố Nai
Khu công nghiệp Hố Nai

Từ một vài khu công nghiệp nhỏ lẻ ban đầu, sau hàng chục năm phát triển, đến nay tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch hàng chục khu công nghiệp với tổng diện tích trên 12 nghìn ha, trong đó 32 khu được đầu tư hạ tầng hoàn thiện đi vào hoạt động.

 Các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai cũng đã thu hút được hơn 2 nghìn dự án của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là trên 30 tỷ USD.

Hiện nay các khu công nghiệp của Đồng Nai đã thu hút doanh nghiệp của 43 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với gần 1,4 ngàn dự án. Tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 28,6 tỷ USD, vốn thực hiện gần 22 tỷ USD. Dẫn đầu trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Đồng Nai là Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Singapore…

Khu công nghiệp Long Đức
Khu công nghiệp Long Đức

Đồng Nai đã chuẩn bị thành lập 9 khu công nghiệp, theo đó 9 khu công nghiệp đã được quy hoạch đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục để thành lập gồm: Phước Bình, Phước Bình 2, Long Đức giai đoạn 2, Long Đức 3, Bàu Cạn – Tân Hiệp (huyện Long Thành); Cẩm Mỹ, Xuân Quế – Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ); Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) và Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Hiện 7/9 khu công nghiệp trên đã có nhà đầu tư đề xuất dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chỉ còn Khu công nghiệp Gia Kiệm và Phước An chưa có nhà đầu tư đề xuất. Các khu công nghiệp trên đang trong quá trình đợi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hoặc vướng đất cao su, đất rừng.

Nông nghiệp

Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với02 mùa tương phản nhau là mùa nắng và mùa mưa, khí hậu ôn hòa. Diện tích tự nhiên gần 6 ngàn km2 và dân số hơn 3,2 triệu người, trong đó có hơn 60% dân số sống ở vùng nông thôn đã cho thấy tiềm năng phất triển nông nghiệp của tỉnh.

Nông nghiệp Đồng Nai có nhiều tiến bộ vượt bậc
Nông nghiệp Đồng Nai có nhiều tiến bộ vượt bậc

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, là một tỉnh lớn thuộc vùng Đông Nam bộ, Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý – kinh tế, là cửa ngõ phía Đông Bắc của TP Hồ Chí Minh, nối Nam Trung bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam bộ, thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển hàng hóa với cả thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu.

Tỉnh Đồng Nai có trên 287.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 7.600 ha nuôi trồng thủy sản, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với việc sản xuất nhiều loại nông sản khác nhau. Đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn trái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao.

người dân trồng lúa ở Đồng Nai

Khí hậu ôn hòa, tài nguyên nước dồi dào, đáp ứng đủ cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, các loại cây trồng trong tỉnh khá đa dạng, phong phú với 15 loại cây trồng hàng năm, 9 loại cây lâu năm, riêng cây ăn quả có khoảng 11 loại khác nhau; có nhiều loại có quy mô lớn, chất lượng cao nổi tiếng cả nước.

Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi phát triển mạnh với khoảng 2,56 triệu con lợn; 27,5 triệu con gà. Sản lượng thịt hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và là nguồn cung cấp chính cho thị trường tiêu dùng TP Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận.

Ngành chăn nuôi Đồng Nai
Ngành chăn nuôi Đồng Nai phát triển vượt bậc

Chăn nuôi trang trại công nghiệp phát triển mạnh là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển nhanh và bền vững trong thời gian qua, hiện trên địa bàn có một số doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi với quy mô lớn như: Công ty TNHH chăn nuôi CP Việt Nam; Công ty TNHH JAPPA Việt Nam; Công ty cổ phần GreenFeed – Chi nhánh Cẩm Mỹ; Công ty TNHH Sunjin ViNa; Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Tám Do;… tổng đàn heo, gà của các doanh nghiệpFDI chiếm tỷ lệ tương đối cao (46% đối với heo, 33% đối với gà).

Ngành nuôi trồng thủy sản

Vê nuôi trồng thuỷ sản, mặc dù là tỉnh nằm trong vùng nội địa, không giáp biển, nhưng với diện tích mặt nước lớn nhất vùng Đông Nam bộ, rất thuận lợi cho nuôi thủy sản phát triển. Tổng diện tích mặt nước khoảng 63 ngàn ha, gồm 59 ngàn ha nước ngọt và khoảng 4 ngàn ha nước lợ. Tổng diện tích có tiềm năng nuôi thủy sản của tỉnh là 48,3 ngàn ha (diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 35,7 ngàn ha, trong đó: nước ngọt: 33,9 ngàn ha và nước lợ: 1,8 ngàn ha).

Ngành lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng khoảng 171 ngàn ha (chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên của tỉnh); công tác phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và nâng cao chất lượng rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 29% và tỷ lệ che phủ cây xanh 52%.

Toàn tỉnh hiện có 1.667ha cây trồng được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP và tương đương. Chủng loại cây trồng được chứng nhận GAP rất đa dạng như: Hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, thanh long, xoài, nấm, các loại rau ăn lá, rau ăn quả… Nhiều vùng sản xuất GAP đã xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với đầu ra ổn định hơn cho sản phẩm trồng trọt đạt chuẩn an toàn.

Thông tin giáo dục

Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh
Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh

Hiện tại, chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng cao. Cụ thể, nếu như năm học 2014-2015 tỷ lệ tốt nghiệp đạt hơn 91% thì năm học 2023-2024 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp là 97%; tỷ lệ học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng hàng năm tăng bình quân 10%/năm.

 Tính đến năm 2024, trường ngoài công lập ở bậc học mầm non có 157/376 trường, đạt tỷ lệ 41,7%; cấp trung học phổ thông có 27/77 trường, đạt tỷ lệ 35,06%. Tính chung tỷ lệ trường tư thục của tỉnh Đồng Nai là 20%, cao gấp 3 lần so với bình quân của cả nước.

Cùng với đó, đội ngũ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục được củng cố, kiện toàn, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới.

Danh sách 20 trường trung học phổ thông (THPT) ở Đồng Nai

1. Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

2. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

3. Trường THPT Trấn Biên

4. Trường THPT Ngô Quyền

5. Trường THPT Xuân Lộ

6. Trường THPT Long Khánh

7. Trường THPT Long Khánh

8. Trường THPT Trị An

9. Trường THPT Nguyễn Du

10. Trường THPT Lê Quý Đôn

11. Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

12. Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi

13. Trường THPT Biên Hòa

14. Trường THPT Phạm Văn Đồng

15. Trường THPT Võ Thị Sáu

16. Trường THPT Phan Đình Phùng

17. Trường THPT Bùi Thị Xuân

18. Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

19. Trường THPT Trần Hưng Đạo

20. Trường THPT Lê Hồng Phong

THPT Trấn Biên
THPT Trấn Biên

Trong 5 năm trở lại đây, Đồng Nai còn được ghi nhận là một trong những địa phương thu hút tốt các nguồn lực xã hội hóa cho giáo dục với những mô hình giáo dục mới, tiếp cận với các nền giáo dục có phương pháp dạy và học hiện đại.

Những nguồn lực này đã mang lại nhiều mục tiêu kép cho tỉnh, đó là vừa giảm gánh nặng cho ngân sách, đa dạng hóa môi trường học tập, vừa giúp học sinh có nhiều cơ hội vươn mình ra thế giới khám phá tri thức.

Thông tin y tế

Bệnh viện đa khoa Đồng Nai
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai

Đồng Nai là một trong những tỉnh có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều thuận lợi trong các lĩnh vực công nghệ khoa học, trong đó, mạng lưới y tế cũng rất phát triển. Cho đến nay, Đồng Nai đã thành lập được 11 bệnh viện tuyến huyện trên 11 huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa.

Danh sách bệnh viện tại Đồng Nai

  • Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai
  • Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất
    (Bệnh viện Thánh Tâm)
  • Bệnh viện Tâm thần Trung ương II
    (còn gọi là bệnh viện Biên Hòa)
  • Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai
  • Bệnh viện Phổi tỉnh
  • Bệnh viện Y học cổ truyền
  • Bệnh viện 7B
  • Bệnh viện Da liễu Tỉnh
  • Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark
  • Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai
  • Bệnh viện Đa Khoa Tp. Biên Hòa
  • Bệnh viện Đa Khoa KV. Long Khánh
  • Bệnh viện Phụ sản Âu Cơ
  • Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Việt Anh Đức
  • Bệnh viện đa khoa Tâm Hồng Phước
  • Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai
  • Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai

Thông tin du lịch

Khu du lịch Bửu Long
Khu du lịch Bửu Long

Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái Thác Mai – hồ nước nóng, Đảo Ó, chiến khu Đ, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân Lộc), trung tâm hành hương Đức Mẹ núi Cúi (Gia Kiệm), khu du lịch Suối Mơ, làng du lịch Tre Việt, khu du lịch Bò Cạp Vàng, khu du lịch sinh thái Thủy Châu.

Thông tin hạ tầng giao thông

Đồng Nai có lợi thế là trung tâm giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tới đây Đồng Nai sẽ phát triển tất cả loại hình giao thông như: đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không. Đồng Nai cũng là một trong những trung tâm hàng đầu của Việt Nam về phát triển công nghiệp nên rất nhiều nhà đầu tư trong nước, nước ngoài quan tâm và muốn đầu tư vào tỉnh trên nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, bất động sản, hạ tầng kỹ thuật… Năm 2023, Đồng Nai thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được gần 1,2 tỷ USD, tăng gần 2% so với năm 2022 và thu hút đầu tư trong nước được hơn 12,3 ngàn tỷ đồng, tăng 4,6 lần.

Các tuyến đường quốc lộ

Tỉnh Đồng Nai có 4 tuyến quốc lộ chính là Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, Quốc lộ 56.

  • Chiều dài Quốc lộ 1 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km 1770 – Km 1802) dài 102 km, chạy qua thành phố Biên Hòa (chiều dài đi qua là 13 km), 2 huyện: Trảng Bom (chiều dài đi qua là 19 km), Thống Nhất (chiều dài đi qua là 8 km), thành phố Long Khánh (chiều dài đi qua là 15 km), huyện Xuân Lộc (chiều dài đi qua là 47 km).
  • Chiều dài Quốc lộ 51 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km0 – Km 38), dài 38 km, chạy qua thành phố Biên Hòa, (chiều dài đi qua là 15 km) huyện Long Thành (chiều dài đi qua là 23 km)
  • Chiều dài Quốc lộ 20 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km0 – Km 75) dài 75 km, chạy qua 3 huyện: Thống Nhất (chiều dài đi qua là 20 km), Định Quán (chiều dài đi qua là 26 km, Tân Phú (chiều dài đi qua là 29 km)
  • Chiều dài Quốc lộ 56 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km0 – Km 18]], dài 18 km, chạy qua thành phố Long Khánh (chiều dài đi qua là 4 km), huyện Cẩm Mỹ (chiều dài đi qua là 14 km).

LỜI KẾT

Là người dân địa phương ở Đồng Nai, Nhadathoangviet.com rất vui được chia sẻ đầy đủ thông tin cập nhật mới nhất về Tỉnh Đồng Nai. Đây là những thông tin mang tính chính xác cao và được cập nhật thường xuyên hàng ngày. Nếu bạn có nhu cầu cần hỗ trợ về các dịch vụ nhà đất ở Đồng Nai vui lòng gọi số điện thoại 0933.999.895 để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo