Hướng dẫn xây dựng nhà trên đất nông nghiệp tại Đồng Nai

Xin giấy phép xây dựng trên đất nông nghiệp tại Tỉnh Đồng Nai như thế nào? Thời gian bao lâu? Quy định, giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị và các bước tiến hành như thế nào? Tất cả sẽ được Nhà Đất Hoàng Việt cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Quyết định về xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp tại Đồng Nai ngày 28/10/2024

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND quy định diện tích đất để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; trừ trường hợp xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa, đất lâm nghiệp và diện tích khu đất có đất nông nghiệp sử dụng kết hợp trong thửa đất có đất ở.

Theo đó, đối với đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 4 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2024.

Hướng dẫn xây nhà trên đất nông nghiệp ở Đồng Nai
Hướng dẫn xây nhà trên đất nông nghiệp ở Đồng Nai

Diện tích đất nông nghiệp được phép xây dựng tại tỉnh Đồng Nai từ ngày 28/10/2024

Diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai theo Điều 3 Quyết định 52/2024/QĐ-UBND ngày 15/10/2024 như sau:

– Diện tích khu đất (tổng diện tích của một hoặc nhiều thửa đất liền kề) từ 500 m² (năm trăm mét vuông) đến dưới 5.000 m² (năm nghìn mét vuông) được sử dụng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 25 m² (hai mươi lăm mét vuông).

– Diện tích khu đất từ 5.000 m² (năm nghìn mét vuông) đến dưới 10.000 m² (mười nghìn mét vuông) được sử dụng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 50 m² (năm mươi mét vuông).

– Diện tích khu đất từ 10.000 m² (mười nghìn mét vuông) đến dưới 50.000 m² (năm mươi nghìn mét vuông) được sử dụng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 75 m² (bảy mươi lăm mét vuông).

– Diện tích khu đất từ 50.000 m² (năm mươi nghìn mét vuông) trở lên được sử dụng diện tích đất để xây dựng công trình không quá 100 m² (một trăm mét vuông).

Cụ thể, đất xây dựng công trình liền với khu sản xuất nông nghiệp gồm: đất xây dựng nhà nghỉ lán trại, để phục vụ cho người lao động; đất xây dựng công trình để bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón máy móc, công cụ và các công trình phụ trợ khác.

Danh sách huyện, thành phố trực thuộc Đồng Nai được cấp phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp

Thành phố Biên Hòa:

  • Phường: An Bình, An Hòa, Bình Đa, Bửu Long, Hiệp Hòa, Hố Nai, Hóa An, Hòa Bình, Long Bình, Long Bình Tân, Quang Vinh, Quyết Thắng, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tân Biên, Tân Hòa, Tân Hiệp, Tân Phong, Tân Tiến, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng.
  • Xã: An Hòa, Bình Minh, Đông Hòa, Hiệp Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước, Tân Hạnh, Trà Cổ.

Thành phố Long Khánh:

  • Phường: Bảo Vinh, Bàu Sen, Phú Bình, Suối Tre, Xuân An, Xuân Bình, Xuân Hòa, Xuân Lập, Xuân Trung.   
  • Xã: Bảo Quang, Bàu Trâm, Bình Lộc, Hàng Gòn, Suối Tre, Xuân Tân.

Huyện Cẩm Mỹ:

  • Thị trấn: Long Giao
  • Xã: Bảo Bình, Xuân Bảo, Xuân Đông, Xuân Đường, Xuân Mỹ, Xuân Quế, Xuân Tây, Sông Nhạn, Thừa Đức, Nhân Nghĩa.

Huyện Định Quán:

  • Thị trấn: Định Quán
  • Xã: Gia Canh, Ngọc Định, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Ngọc, Phú Tân, Phú Vinh, Phú Túc, Suối Nho, Thanh Sơn, Túc Trưng.

Huyện Long Thành:

  • Thị trấn: Long Thành
  • Xã: An Phước, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Lộc An, Long An, Long Đức, Long Phước, Phước Bình, Phước Thái, Suối Trầu, Tam An.

Huyện Nhơn Trạch:

  • Thị trấn: Hiệp Phước
  • Xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Vĩnh Thanh.

Huyện Tân Phú:

  • Thị trấn: Tân Phú
  • Xã: Dak Lua, Đắc Lua, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Thịnh, Tà Lài.

Huyện Thống Nhất:

  • Thị trấn: Dầu Giây
  • Xã: Bàu Hàm 2, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thạnh.

Huyện Trảng Bom:

  • Thị trấn: Trảng Bom
  • Xã: An Viễn, Bàu Hàm, Bình Minh, Cây Gáo, Đông Hòa, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa.

Huyện Vĩnh Cửu:

  • Thị trấn: Vĩnh An
  • Xã: Bình Hòa, Bình Lợi, Hiếu Liêm, Mã Đà, Phú Lý, Tân An, Thạnh Phú, Trị An, Vĩnh Tân.

Huyện Xuân Lộc:

  • Thị trấn: Gia Ray
  • Xã: Bảo Hòa, Lang Minh, Suối Cao, Xuân Bắc, Xuân Định, Xuân Hiệp, Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Phú, Xuân Tâm, Xuân Thành, Xuân Thọ, Xuân Trường.

Đây là danh sách quận, huyện, thị xã nằm trong quy định của Tỉnh Đồng Nai trực thuộc có cơ sở dữ liệu đất đai để tiến hành làm thủ tục xin GPXD trên đất nông nghiệp. Nếu tài sản của bạn nằm trong danh sách có thể liên hệ Nhà Đất Hoàng Việt để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp tại Đồng Nai

Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất nông nghiệp theo Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

– Đất trồng cây hằng năm là đất trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả cây hằng năm được lưu gốc. Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, cụ thể như sau:

+ Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại, trong đó đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 02 vụ lúa trở lên;

+ Đất trồng cây hằng năm khác là đất trồng các cây hằng năm không phải là trồng lúa.

– Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

– Đất lâm nghiệp là loại đất sử dụng vào mục đích quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được phân loại cụ thể như sau:

+ Đất rừng đặc dụng là đất mà trên đó có rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao để phát triển rừng đặc dụng;

+ Đất rừng phòng hộ là đất mà trên đó có rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao để phát triển rừng phòng hộ;

+ Đất rừng sản xuất là đất mà trên đó có rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất đã được giao, cho thuê, chuyển mục đích để phát triển rừng sản xuất.

– Đất nuôi trồng thủy sản là đất sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản.

– Đất chăn nuôi tập trung là đất xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.

– Đất làm muối là đất sử dụng vào mục đích sản xuất muối từ nước biển.

– Đất nông nghiệp khác gồm:

+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm;

+ Đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi kể cả các hình thức trồng trọt, chăn nuôi không trực tiếp trên đất;

+ Đất xây dựng công trình gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp gồm đất xây dựng nhà nghỉ, lán, trại để phục vụ cho người lao động; đất xây dựng công trình để bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ và các công trình phụ trợ khác.

Hướng dẫn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp tại Đồng Nai

Quy định mới về việc xây nhà trên đất nông nghiệp ở Đồng Nai
Quy định mới về việc xây nhà trên đất nông nghiệp ở Đồng Nai

1. Kiểm tra quy hoạch và điều kiện xây dựng

Trước khi tiến hành các thủ tục, bạn cần kiểm tra xem thửa đất nông nghiệp của mình có thuộc khu vực được phép xây dựng nhà ở hay không.

Kiểm tra quy hoạch sử dụng đất: Xác định vị trí thửa đất có nằm trong quy hoạch đất ở, khu dân cư nông thôn, hay các dự án được phép xây dựng nhà ở theo quy định (như khu chăn nuôi tập trung, dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số…). Bạn có thể tra cứu thông tin quy hoạch tại UBND xã/phường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Kiểm tra điều kiện xây dựng: Đảm bảo thửa đất đáp ứng các điều kiện về diện tích tối thiểu, khoảng lùi, mật độ xây dựng… theo quy định của địa phương.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị xin giấy phép xây dựng trên đất nông nghiệp

Việc chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng là bước quan trọng đầu tiên để bạn có thể khởi công xây dựng công trình một cách hợp pháp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị hồ sơ, dựa trên Nghị định 15/2021/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng:

Theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Bạn cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin theo yêu cầu trong đơn, bao gồm thông tin về chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô công trình, loại công trình…

Giấy tờ về quyền sử dụng đất

Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở…

Lưu ý: Giấy tờ phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.

Bản vẽ thiết kế xây dựng

Do công ty đo đạc có chứng chỉ hành nghề thiết kế và phải thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông tin về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật của công trình.

Gồm các bản vẽ sau:

Bản vẽ mặt bằng công trình, mặt bằng các tầng, mặt cắt, mặt đứng. Bản vẽ chi tiết hệ thống điện, cấp thoát nước.

Bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề:

Áp dụng đối với trường hợp công trình xây dựng có công trình liền kề. Chủ đầu tư cam kết thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình liền kề trong quá trình thi công xây dựng.

3. Các bước nộp hồ sơ xin cấp gpxd trên đất nông nghiệp

Sau khi hoàn tất hồ sơ xin phép xây dựng, bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi tiến trình giải quyết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình nộp hồ sơ và giải quyết thủ tục xin phép xây dựng, dựa trên Nghị định 15/2021/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành:

1. Nộp hồ sơ:

Nơi nộp: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Hình thức nộp:

Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tuyến (nếu được UBND cấp huyện triển khai).

Số lượng hồ sơ: Nộp 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh.

2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ trực thuộc văn phòng đăng ký đất đai tại Tỉnh Đồng Nai tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy biên nhận, ghi rõ ngày giờ nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn bạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Xử lý hồ sơ:

Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bao gồm nội dung hồ sơ, tính pháp lý của các giấy tờ…

Thẩm định hồ sơ:

Đối với nhà ở riêng lẻ: Thẩm tra hồ sơ, đối chiếu với quy hoạch, kiến trúc, không yêu cầu thẩm định thiết kế về phòng cháy chữa cháy.

Đối với công trình khác: Thẩm định thiết kế về phòng cháy chữa cháy (trừ trường hợp được miễn theo quy định).

Kiểm tra thực địa (nếu cần thiết): Cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành kiểm tra thực địa để xác minh thông tin trong hồ sơ.

3. Trả kết quả:

Thời hạn trả kết quả:

Đối với nhà ở riêng lẻ: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối với công trình khác: Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Hình thức trả kết quả:

Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Qua dịch vụ bưu chính công ích.

Thông báo kết quả trực tuyến (nếu nộp hồ sơ trực tuyến).

Kết quả:

Cấp giấy phép xây dựng: Bạn sẽ nhận được Giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Từ chối cấp giấy phép xây dựng: Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra văn bản nêu rõ lý do từ chối.

Tổng kết

Nhà Đất Hoàng Việt đã chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan đến việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. Đước áp dụng theo quy định ngày 28/10/2024 của UBND Tỉnh Đồng Nai, nếu bạn có nhu cầu cần xây nhà trên đất nông nghiệp hoặc có đất nông nghiệp cần chuyển mục đích sử dụng đất có thể liên hệ chúng tôi qua số điện thoại 0933999895 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

XEM THÊM:

Hướng dẫn chuyển mục đích sử dụng đất Tỉnh Đồng Nai

Contact Me on Zalo